Theo quy định pháp luật hiện hành, thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%, so với các nước trong khu vực và trên thế giới, mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam là khá thấp và hấp dẫn đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài. Thuế suất của một số nước hiện nay là khá cao, điển hình là Nhật Bản, Bỉ, Ấn Độ,.. Ở một số nước có mức thuế suất đang hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, được các nhà đầu tư chọn để làm trụ trụ sở Doanh nghiệp như Hồng Kông, Thái Lan, Sing-ga-pore..
Vừa quan Bộ tài chính vừa đưa ra dự thảo sửa đổi 5 luật thuế hiện hành với đề suất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp vừa nhỏ và siêu nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ (tổng doanh thu năm dưới 3 tỷ đồng) sẽ được áp thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 15%. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người, đồng thời có tổng doanh thu năm từ 3-50 tỷ đồng được áp thuế suất 17%; thay vì mức thuế 20% như hiện hành.
Đề xuất này đang nhận được sự động thuận của nhiều chuyên gia kinh tế và các chủ doanh nghiệp, những start-up đang có ý định khởi nghiệp.
Nhìn từ thực tiễn ở một số nước trên thuế giới, ví dụ ở Thái Lan, thuế Thu nhập doanh nghiệp cũng áp dụng theo bậc từ thấp đến cao, các doanh nghiệp vừa và nhỏ và siêu nhỏ được hưởng mức thuế suất thấp hơn để tạo nền tảng cho sự phát trển của doanh nghiệp, khuyến khích mở rộng kinh doanh, hướng các hộ sản xuất nhỏ lẻ mở rộng lên mô hình công ty.
Sau đây là nguyên văn đề xuất dự thảo sửa đổi Luật thuế thu nhập doanh nghiêp:
Luật Thuế TNDN: Tập trung sửa đổi 08 nội dung:
"- 01 nội dung về giảm thuế suất thuế (TS) TNDN cho DN nhỏ và
vừa để đáp ứng và tương thích với Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa 2017 mới được Quốc
hội ban hành. Cụ thể DN siêu nhỏ (là DN có tổng doanh thu năm dưới 3 tỷ đồng)
được áp dụng TS 15%; DN nhỏ và vừa (là DN có số lao động tham gia BHXH bình
quân năm không quá 200 người; đồng thời đáp ứng điều kiện có tổng doanh thu năm
từ 3 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng) được áp dụng TS 17%. Doanh thu làm căn cứ xác định
DN thuộc đối tượng được áp dụng TS 17% và 15% là tổng doanh thu của DN trong
năm. Ngoài ra, để tránh các trường hợp DN thành lập các Cty con để được hưởng
chính sách nêu trên, dự thảo cũng quy định mức TS 15%, 17% không áp dụng đối
với DN là các Cty tổ chức theo mô hình Cty mẹ - Cty con mà Cty mẹ nắm giữ từ
25% vốn chủ sở hữu của Cty con trở lên.
- 03 nội dung sửa đổi nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN: (i) Quy
định phương pháp nộp thuế GTGT và thuế TNDN đơn giản cho DN siêu nhỏ; (ii) Về
tỷ lệ thu thuế đối với nhà thầu nước ngoài; (iii) Về bù trừ thu nhập từ hoạt
động chuyển nhượng bất động sản với lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh khi xác
định thu nhập chịu thuế TNDN.
- 03 nội dung sửa đổi nhằm thực hiện chiến lược cải cách hệ
thống thuế: (i) Bổ sung quy định giới hạn khoản chi trả lãi tiền vay vốn tương
ứng với khoản vay vượt quá nhiều lần vốn chủ sở hữu không được tính trừ khi xác
định thu nhập chịu thuế; (ii) Bổ sung làm rõ quy định đối với khoản chi thuế
GTGT chưa được khấu trừ hết nhưng không thuộc trường hợp được hoàn thuế theo
quy định của Luật Thuế GTGT thì được tính vào chi phí được trừ; (iii) Bổ sung
quy định về chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
- 01 nội dung sửa đổi về ưu đãi thuế theo Nghị quyết
07-NQ/TW, Nghị quyết 25/2016/QH14 và phù hợp với thông lệ quốc tế theo hướng
hẹp về lĩnh vực, tiếp tục khuyến khích đầu tư vào các ngành sản xuất các sản
phẩm có GTGT lớn, các ngành công nghiệp hỗ trợ, sử dụng công nghệ cao, công
nghệ sinh học, dịch vụ chất lượng cao, lĩnh vực xã hội hóa, hoạt động tài chính
vi mô của tổ chức tài chính vi mô hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, vùng
có điều kiện KT-XH khó khăn và đặc biệt khó khăn".
Hi vọng, dự thảo luật sẽ được thông qua.
P. Trang
Mọi thông tin chi tiết về chính sách thuế vui lòng liên hệ Tổn đài tư vấn miễn phí 19006248.
Trân trọng cảm ơn!