Đề bài
Công ty A là chủ sở hữu nhãn hiệu: “Honda và hình cánh chim” cho sản phẩm
xe máy, ô tô và các linh kiện phụ tùng theo GCNĐKNH số 39647 cấp ngày
18/09/2000, GCN đã được gia hạn hiệu lực. Gần đây công ty A phát hiện: Cơ sở B
tại Thanh Oai, Hà Nội sản xuất mũ bảo hiểm xa máy, mũ bảo hộ lao động gắn dấu
hiệu “Hongđa” với chữ H cách điệu và hình cánh chim. Hỏi: Cơ sở B có hành vi xâm
phạm quyền sở hữu trí tuệ của Công ty A không? Tại sao?
Giải đáp
Thứ nhất, nhãn
hiệu” Honda và hình cánh chim” đã được cấp GCNĐKNH, thuộc phạm vi các đối tượng
được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Thứ hai, cơ sở
B không phải chủ sở hữu nhãn hiệu “Honda và hình cánh chim” cũng như không phải
đối tượng được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Thứ ba, có yếu
tố xâm phạm nhãn hiệu. Về cấu trúc: Honda có 5 kí tự, Hongda có 6 kí tự, như vậy
trùng 5 trên 6 kí tự và trật tự sắp xếp các kí tự “Hon” và “da” là giống nhau.
Ngoài ra, trên sản phẩm của công ty B còn có hình ảnh cánh chim, ở đây có sự
tương tự về mặt cấu trúc. Về cách phát âm: cả 2 từ đều có 2 âm, khác nhau ở âm
thứ nhất là “Hon” và “Hong”, song do đặc trưng của tiếng Việt là nên cách đọc 2
âm này tương đối giống nhau. Nếu ghép 2 âm này với “da” thì khi phát âm có thể
dễ dàng gây nhầm lẫn và người nghe đều khó có thể phân biệt được. Về hàng hóa:
Theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 11 Nghị định 105/2006/NĐ – CP (được sửa đổi
bổ sung theo Nghị định 119/2010/NĐ – CP) thì “Hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu bị
nghi ngờ trùng hoặc tương tự về bản chất hoặc có liên hệ về chức năng, công dụng
và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hoá, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ”. Tại trường
hợp này, Công ty A sản xuất các sản phẩm xe máy, ô tô và các linh kiện, phụ
tùng. Cơ sở B sản xuất mũ bảo hiểm xe máy, mũ bảo hộ lao động. Thấy rằng, người
mua hàng có thể bị nhầm lẫn sản phầm của 2 công ty này là một, do chúng có liên
hệ về chức năng, vi dụ như A sản xuất các sản phẩm xe máy nên người mua nếu
nhìn thấy các sản phẩm mũ bảo hiểm của cơ sở B với chữ “Hongda” (H cách điệu),
hình ảnh cánh chim trên sản phẩm thì sẽ nghĩ rằng đây là sản phầm của công ty A
sản xuất kèm theo.
Thứ tư, hành
vi của cơ sở B xảy ra tại Việt Nam, cụ thể là Thanh Oai-Hà Nội.
Từ 4 phân tích trên và căn cứ theo
quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 129 Luật SHTT về hành vi xâm phạm quyền đối với
nhãn hiệu:“ Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng
hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc
danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng
gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ” có thể nhận định rằng Cở sở B đã
có hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của Công ty A (thỏa mãn các căn cứ
xác định hành vi xâm phạm theo Điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ – CP (được sửa đổi
bổ sung theo Nghị định 119/2010/NĐ – CP)).
Công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp xin hân hạnh được mang đến cho quý khách hàng những dịch vụ tư vấn tốt nhất về các lĩnh vực như:
+ Tư vấn pháp luật dân sự, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến các giao dịch dân sự; + Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến các giao dịch và nghĩa vụ dân sự như: cầm cố, thế chấp, đặt cọc, bảo lãnh…;
+ Tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng mua bán, tặng, cho, vay mượn tài sản;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng thuê, thuê khoán tài sản và các quy định pháp luật liên quan;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng dịch vụ, hợp đồng vận chuyển hàng hóa, hợp đồng gia công, hợp đồng bảo hiểm và các quy định pháp luật liên quan;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền và các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề ủy quyền.
+ Tư vấn, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến thừa kế như: tư vấn, hỗ trợ pháp lý về thừa kế cho người để lại thừa kế, người thừa kế; soạn thảo di chúc và các văn bản khác; tư vấn, hỗ trợ pháp lý các vấn đề thừa kế khác có liên quan;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý liên quan đến các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Xin vui lòng liên hệ: 19006248 để công ty chúng tôi có thể tư vấn cho quý khách.
Trân trọng!.
Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả có bắt buộc lập thành văn bản?
10:35 | 29/05/2023
Quyền tác giả là một loại
tài sản đặc biệt, do đó, hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả có bắt buộc phải
lập thành văn bản?
|
Cách ghi xuất xứ hàng hóa đối với hàng hóa nhập khẩu từ một nước không phải nước sản xuất như thế nào?
11:24 | 24/02/2023
Đối với hàng nhập khẩu
từ một nước không phải là nước sản xuất thì cách ghi tên hàng hóa phải thực hiện như
thế nào theo quy định hiện hành?
|
Hướng dẫn chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
06:05 | 16/09/2022
Quyền sở hữu
công nghiệp (SHCN) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng
công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại,
chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống
cạnh tranh không lành mạnh. Vậy nếu chủ sở...
|
Cấp/cấp lại văn bằng bảo hộ/ phó bản văn bằng bảo hộ
06:30 | 05/09/2022
Đối với người
sở hữu quyền sở hữu công nghiệp, văn bằng bảo hộ (phó bản văn bằng bảo hộ) rất quan
trọng, nó như một minh chứng chứng minh cho các hoạt động sáng tạo, công sức và
trí tuệ của họ. Vậy khi VBBH/phó bản VBBH bị mất, bị rách, hư hỏng thì quy trình
xin cấp lại VBBH/phó bản VBBH như...
|
Xử lý ý kiến của người thứ ba trước khi cấp văn bằng bảo hộ
10:31 | 05/09/2022
Ngày nay, với
trình độ phát triển nhanh chóng của thị trường, doanh nghiệp nào không tự đổi mới,
thích nghi sẽ bị đào thải. Có những doanh nghiệp tự mình đi lên, nhưng cũng có những
doanh nghiệp lại đi lối tắt, vì lợi ích trước mắt mà vi phạm pháp luật. Hiện nay,
có rất nhiều trường hợp các...
|
Thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế
10:50 | 31/08/2022
Ngày nay, với trình độc khoa học công nghệ phát triển, con
người không ngừng sáng tạo ra những sáng chế sáng tạo giúp ích cho bản thân và xã
hội. Tuy nhiên, có những cá nhân, tổ chức lại có hành vi xâm phạm đối với các sáng
chế cũng như tác giả và chủ sở hữu của nó. Vậy làm như thế nào để tác...
|
Quy định pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với logo doanh nghiệp
05:41 | 15/08/2022
Trong thời đại các nước mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay,
các doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng chú trọng hơn đến việc xây dựng nên
thương hiệu cho các sản phẩm dịch của mình, và quyền sở hữu trí tuệ đã trở
thành một tài sản rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Mỗi một doanh...
|
Một số đáng chú ý của Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022.
09:49 | 29/07/2022
Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi 2022 sẽ đem đến các thay đổi lớn, thậm
chí là đột phá, cho một môi trường đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế ngày một
sâu rộng ở Việt Nam - nơi mà tài sản trí tuệ đem lại phải được bảo vệ và trân
quý hơn . Luật sở hữu...
|
Đăng ký nhãn hiệu với tên kênh Youtube
01:19 | 10/09/2021
|
Những vấn đề cần lưu ý khi chuyển nhượng nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam
10:37 | 28/06/2021
Chào Hilap, tôi hiện đang có một nhãn
hiệu đã kinh doanh được 3 năm có một danh tiếng nhất định và đã đăng ký với Cục
Sở hữu trí tuệ. Đến nay tôi đã tích lũy được một số vốn nhất định, nên tôi muốn
chuyển hướng kinh doanh của mình sang một hình thức khác để có thể phát triển...
|