- Cơ sở pháp lý: Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009; Điều 39, 40, 41 Luật Cạnh tranh 2004
Theo đó các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp gồm:
- Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ;
- Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ;
- Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên, nếu người sử dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng;
- Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng.
Trong đó chỉ dẫn thương mại là các dấu hiệu, thông tin nhằm hướng dẫn thương mại hàng hoá, dịch vụ, bao gồm nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hoá, nhãn hàng hoá. Hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại bao gồm các hành vi gắn chỉ dẫn thương mại đó lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện quảng cáo; bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu hàng hoá có gắn chỉ dẫn thương mại đó.
Về hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh, cấm doanh nghiệp thực hiện các hành vi sau đây:
- Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh đó;
- Tiết lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh;
- Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập và làm lộ thông tin thuộc bí mật kinh doanh của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;
- Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người khác khi người này làm thủ tục theo quy định của pháp luật liên quan đến kinh doanh, làm thủ tục lưu hành sản phẩm hoặc bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan nhà nước hoặc sử dụng những thông tin đó nhằm mục đích kinh doanh, xin cấp giấy phép liên quan đến kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm
Những hành vi này vừa vi phạm pháp luật cạnh tranh vừa vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ. Khi nền kinh tế càng phát triển thì loại việc này càng nhiều. Thực tế này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa pháp luật cạnh tranh và pháp luật sở hữu trí tuệ, sự cân bằng giữa bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chính sách đảm bảo cạnh tranh lành mạnh.
CÔNG
TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Để
có ý kiến tư vấn cụ thể và chính xác hơn, quý khách vui lòng liên hệ với các
luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua
Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc email: luathongthai@gmail.com
Địa
chỉ: LK 9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)
Các bài viết liên quan:
Hướng dẫn chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
06:05 | 16/09/2022
Quyền sở hữu
công nghiệp (SHCN) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng
công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại,
chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống
cạnh tranh không lành mạnh. Vậy nếu chủ sở...
|
Cấp/cấp lại văn bằng bảo hộ/ phó bản văn bằng bảo hộ
06:30 | 05/09/2022
Đối với người
sở hữu quyền sở hữu công nghiệp, văn bằng bảo hộ (phó bản văn bằng bảo hộ) rất quan
trọng, nó như một minh chứng chứng minh cho các hoạt động sáng tạo, công sức và
trí tuệ của họ. Vậy khi VBBH/phó bản VBBH bị mất, bị rách, hư hỏng thì quy trình
xin cấp lại VBBH/phó bản VBBH như...
|
Xử lý ý kiến của người thứ ba trước khi cấp văn bằng bảo hộ
10:31 | 05/09/2022
Ngày nay, với
trình độ phát triển nhanh chóng của thị trường, doanh nghiệp nào không tự đổi mới,
thích nghi sẽ bị đào thải. Có những doanh nghiệp tự mình đi lên, nhưng cũng có những
doanh nghiệp lại đi lối tắt, vì lợi ích trước mắt mà vi phạm pháp luật. Hiện nay,
có rất nhiều trường hợp các...
|
Thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế
10:50 | 31/08/2022
Ngày nay, với trình độc khoa học công nghệ phát triển, con
người không ngừng sáng tạo ra những sáng chế sáng tạo giúp ích cho bản thân và xã
hội. Tuy nhiên, có những cá nhân, tổ chức lại có hành vi xâm phạm đối với các sáng
chế cũng như tác giả và chủ sở hữu của nó. Vậy làm như thế nào để tác...
|
Quy định pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với logo doanh nghiệp
05:41 | 15/08/2022
Trong thời đại các nước mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay,
các doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng chú trọng hơn đến việc xây dựng nên
thương hiệu cho các sản phẩm dịch của mình, và quyền sở hữu trí tuệ đã trở
thành một tài sản rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Mỗi một doanh...
|
Một số đáng chú ý của Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022.
09:49 | 29/07/2022
Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi 2022 sẽ đem đến các thay đổi lớn, thậm
chí là đột phá, cho một môi trường đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế ngày một
sâu rộng ở Việt Nam - nơi mà tài sản trí tuệ đem lại phải được bảo vệ và trân
quý hơn . Luật sở hữu...
|
Đăng ký nhãn hiệu với tên kênh Youtube
01:19 | 10/09/2021
|
Những vấn đề cần lưu ý khi chuyển nhượng nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam
10:37 | 28/06/2021
Chào Hilap, tôi hiện đang có một nhãn
hiệu đã kinh doanh được 3 năm có một danh tiếng nhất định và đã đăng ký với Cục
Sở hữu trí tuệ. Đến nay tôi đã tích lũy được một số vốn nhất định, nên tôi muốn
chuyển hướng kinh doanh của mình sang một hình thức khác để có thể phát triển...
|
Những lưu ý trong hợp đồng chuyển giao công nghệ
04:28 | 19/05/2021
Hợp đồng
chuyển giao công nghệ là hợp đồng ghi nhận sự thỏa thuận giữa các cá nhân và
pháp nhân chuyển giao cho nhau các đối tượng Sở hữu công nghiệp như: phần
mềm máy tính, tài liệu thiết kế, công thức,… Bài viết sau sẽ hỗ trợ để các
bên trong hợp đồng hiểu hơn về những lưu ý...
|
Kiểu dáng công nghiệp – Đối tượng sở hữu công nghiệp
12:36 | 15/05/2021
Khi
nhắc đến vấn đề sở hữu trí tuệ thì mọi người sẽ nghĩ đầu tiên là nhãn hiệu, sáng
chế và đăng ký bản quyền tác giả, nhưng đây chỉ là một số phần của sở hữu trí
tuệ. Bởi vì, theo pháp luật hiện hàng thì còn nhiều vấn đề khác thuộc sở hữu
trí tuệ mà các doanh nghiệp, cá nhân, hộ kinh doanh,...
|