Bảo hộ nhãn hiệu có vai trò quan trọng trong hoạt động của Doanh nghiệp, ngăn chặn tình trạng hàng giả mạo và có các biện pháp để xử lý những cá nhân, tổ chức lợi dụng danh nghĩa thương hiệu của mình.
1. Các trường hợp nhãn hiệu bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ
Nhãn hiệu là tên gọi chung:
Một nhãn hiệu bị coi là tên gọi chung khi nhãn hiệu đó sử dụng tên mang tính chất chung cho một dòng sản phẩm, hay một nhóm dịch vụ thông dụng, hoặc là bằng tên nước ngoài nhưng khi dịch sang tên tiếng Việt vẫn là tên chung cho một dòng sản phẩm, nhóm dịch vụ đó.
Ví dụ: ví là tên chung cho nhóm sản phẩm Ví; Hoặc tên tiếng Anh là “Pocket” khi dịch ra tiếng việt vẫn mang nghĩa tên gọi chung là Ví. Nhãn hiệu này không có khả năng được bảo vệ.
Nhãn hiệu được tạo dựng bằng những từ ngữ mang tính chất mô tả.
Những từ sử dụng trong sản xuất sản phẩm hoặc trong thương mại diễn tả trạng thái, vị, màu sắc của sản phẩm hoặc dịch vụ tạo dựng nên nhãn hiệu doanh nghiệp dự kiến đăng ký bảo hộ.
Nhãn hiệu có tính chất mô tả.
Một nhãn hiệu bị từ chối đơn đăng ký vì nhãn hiệu được coi là có tính mô tả khi nhãn hiệu đó gây nhầm lẫn, đánh lừa người tiêu dùng liên quan đến bản chất của sản phẩm hoặc nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.
Nhãn hiệu bị coi là trái với trật tự công cộng, trái với đạo đức xã hội.
Những từ ngữ hoặc hình ảnh minh họa gắn liền với nhãn hiệu dự kiến đăng ký bị coi là vi phạm chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội khi: những từ ngữ đó vi phạm đạo đức, chuẩn mực được cộng đồng dân cư thừa nhận như tập tục, lệ để duy trì trật tự xã hội.
Nhãn hiệu có hình ảnh quốc kỳ, quốc huy, dấu xác nhận chính thức và biểu tượng của quốc gia và các tổ chức quốc tế:
Nhãn hiệu cho một sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó có gắn quốc kỳ, quốc huy hoặc dấu của cơ quan nhà nước thì không được phép đăng ký bảo hộ
Nhãn hiệu được coi là nhãn hiệu xung đột với các quyền của nhãn hiệu trước đó.
Nhãn hiệu dự kiến đăng ký bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đã được đăng ký trước đó, hoặc đã có nhãn hiệu đối xứng gây nhầm lẫn. Các nhãn hiệu nổi tiếng được tự động bảo hộ mà không cần có đơn đăng ký.
Vì vậy, khi thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền, doanh nghiệp cần lưu ý tra cứu trước khi thực hiện việc đăng ký, tránh gây trùng hoặc nhầm lẫn với các nhãn hiệu đã được đăng ký trước đó hoặc nhãn hiệu nổi tiếng.
2. Một số cách tạo dựng nhãn hiệu độc quyền có khả năng đăng ký bảo hộ cao.
Những từ ngữ cấu thành nên nhãn hiệu là những nhãn hiệu tự tạo hoặc tự liên tưởng theo ý kiến cá nhân. Những nhãn hiệu như vậy thường có khả năng đăng ký bảo hộ rất cao bởi tính khác biệt rõ rệt.
Nhãn hiệu mang tính chất tùy hứng: Nhãn hiệu hiệu được tạo ra một cách ngẫu nhiên, tùy hứng không có sự liên tưởng đến sản phẩm hàng hóa.
Ví dụ: Nhãn hiệu Apple cho dòng sản phẩm điện thoại iPhone. Loại nhãn hiệu này có khả năng bảo hộ cao nhưng phải mất rất nhiều thời gian để quảng bá thương hiệu đến người tiêu dùng.
Nhãn hiệu gợi ý: Nhãn hiệu này người tạo ra nó thường liên hệ đến một số thuộc tính của hàng hóa dịch vụ liên quan; Loại nhãn hiệu này có khả năng bảo hộ không cao tuy nhiên lại có tính quảng bá thương hiệu cao và gây hiệu ứng tốt cho người tiêu dùng. Ở một số quốc gia loại nhãn hiệu này không được bảo hộ do được đánh giá có tính mô tả đặc tính sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đăng ký.
Trên đây là ý kiến tư vấn của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái. Mọi thông tin chi tiết về nhãn hiệu vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6248 - Nhấn phím 3.
Trân trọng cảm ơn!
Đăng ký nhãn hiệu với tên kênh Youtube
01:19 | 10/09/2021
|
Những vấn đề cần lưu ý khi chuyển nhượng nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam
10:37 | 28/06/2021
Chào Hilap, tôi hiện đang có một nhãn
hiệu đã kinh doanh được 3 năm có một danh tiếng nhất định và đã đăng ký với Cục
Sở hữu trí tuệ. Đến nay tôi đã tích lũy được một số vốn nhất định, nên tôi muốn
chuyển hướng kinh doanh của mình sang một hình thức khác để có thể phát triển...
|
Những lưu ý trong hợp đồng chuyển giao công nghệ
04:28 | 19/05/2021
Hợp đồng
chuyển giao công nghệ là hợp đồng ghi nhận sự thỏa thuận giữa các cá nhân và
pháp nhân chuyển giao cho nhau các đối tượng Sở hữu công nghiệp như: phần
mềm máy tính, tài liệu thiết kế, công thức,… Bài viết sau sẽ hỗ trợ để các
bên trong hợp đồng hiểu hơn về những lưu ý...
|
Kiểu dáng công nghiệp – Đối tượng sở hữu công nghiệp
12:36 | 15/05/2021
Khi
nhắc đến vấn đề sở hữu trí tuệ thì mọi người sẽ nghĩ đầu tiên là nhãn hiệu, sáng
chế và đăng ký bản quyền tác giả, nhưng đây chỉ là một số phần của sở hữu trí
tuệ. Bởi vì, theo pháp luật hiện hàng thì còn nhiều vấn đề khác thuộc sở hữu
trí tuệ mà các doanh nghiệp, cá nhân, hộ kinh doanh,...
|
Thủ tục cấp phép sử dụng tác phẩm âm nhạc
11:22 | 22/06/2021
Thủ tục này sẽ xảy ra trong trường hợp việc liên hệ với các tác giả để
xin phép và trả thù lao tương đối khó khăn, đặc biệt nếu là trường hợp tổ chức,
cá nhân sử dụng nhiều tác phẩm trong một lần thì công việc này chiếm tương đối
nhiều thời gian và công sức. Do đó, các tổ chức, cá nhân...
|
Chỉ dẫn địa lý – Thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý
12:16 | 22/06/2021
Bạn đang có công ty kinh doanh các sản
phẩm trong nước hoặc nước ngoài, thì để người tiêu dùng hiểu rõ về sản phẩm
cũng như theo đúng quy định của Luật sở hữu trí tuệ hiện nay bạn cần đăng ký chỉ
dẫn địa lý cho sản phẩm đó. Bài viết sẽ tập trung phân tích về chỉ dẫn địa lý
và thủ tục đăng ký...
|
TÁC PHẨM PHÁI SINH TRONG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
10:34 | 16/06/2021
Những tác phẩm mới sau đây được gọi là tác phẩm phái
sinh khi được sáng tạo dựa trên một hay nhiều tác phẩm gốc, có thể cùng hình thức
thể hiện hoặc không. Đây cũng là đối tượng được Luật Sở hữu trí tuệ bảo hộ quyền
tác giả. Vậy, pháp luật quy định về tác phẩm phái sinh như thế nào? ...
|
XỬ LÝ VI PHẠM NHÃN HIỆU
03:45 | 15/06/2021
Xin chào Hilap, hiện công ty tôi đang có nhãn hiệu
và bên tôi đang quan tâm đến những vẫn đề pháp lý như: Nhãn hiệu như thế nào bị
coi là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam? Tỷ lệ vi phạm là bao nhiêu phần
trăm thì bị xử lý vi phạm ? Mong Hilap tư vấn giúp công ty tôi!
|
CÔNG BỐ MỸ PHẨM NHẬP KHẨU VỀ VIỆT NAM THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
05:25 | 15/06/2021
Xin
chào Hilap, tên tôi là Đăng Tiến N, tôi xin được trình bày một việc như sau:
Công ty tôi sắp tới đã có ý định nhập khẩu một lô mỹ phẩm của Nhật Bản về để
phân phối lại và bán lẻ ra cho các đơn vị khác. Công ty tôi đã được nhà sản xuất
mỹ phẩm này đồng ý để công ty chúng tôi được...
|
Muốn đăng ký bản quyền tác giả cho bài hát làm thế nào?
11:23 | 25/05/2021
Tác phẩm âm
nhạc hay bài hát là loại hình tác phẩm rất nhạy cảm, dễ bị sao chép, sử dụng
trái pháp luật. Vậy nên đăng ký bản quyền cho bài hát (tác phẩm âm nhạc) là cách để bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp các tác phẩm âm nhạc do tác giả, chủ sở hữu sáng tạo ra.
|