(MPI) - Phát huy kết quả đạt được cùng với truyền thống đoàn kết, quyết tâm và sự phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương và các bộ, ban, ngành, miền Trung sẽ phát triển mạnh mẽ hơn, thực hiện thành công sứ mệnh lan tỏa, tạo động lực phát triển cho cả nước trong giai đoạn tới.
Đây là một trong những nội dung được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tại Hội nghị phát triển kinh tế miền Trung diễn ra ngày 20/8/2019, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Hội nghị do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Văn phòng Chính phủ, tỉnh Bình Định và các cơ quan liên quan tổ chức.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn Phòng Chính phủ và tỉnh Bình Định đã phối hợp tốt để chuẩn bị cho Hội nghị có quy mô lớn nhất từ trước đến nay ở khu vực miền Trung.
Thủ tướng đã đề cập đến ý chí, nhiệt huyết, trách nhiệm, vượt qua mọi khó khăn để xây dựng đất nước, xây dựng miền Trung ngày càng phát triển. Đồng thời, cho rằng, những ý kiến, tham luận tại Hội nghị cho thấy những tín hiệu của khu vực miền Trung, tốc độ tăng trưởng cao, tỷ trọng quy mô tăng, cơ cấu kinh tế tốt,… “Thành công quan trọng không chỉ là tái cơ cấu, thu ngân sách mà còn là đời sống người dân của miền Trung, kể cả Tây Nguyên cũng khá hơn trước rất nhiều. Nhiều khu kinh tế trọng điểm đã phát triển ở các tỉnh miền Trung, trong đó nhiều sếu đầu đàn đã đậu, đã làm tổ thành công ở khu vực này”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Tuy nhiên, theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nếu nhìn với thái độ rất thẳng thắn miền Trung còn rất nhiều tồn tại cần rút kinh nghiệm. Cụ thể, động lực tăng trưởng nói chung, trong đó có vai trò của công nghiệp còn yếu, thiếu bền vững, không có những dự án sản xuất kinh doanh cũng như dự án công nghiệp có tầm cỡ, nhất là dự án chế biến, chế tạo. Nhiều địa phương cơ cấu kinh tế chuyển dịch vẫn còn chậm, vẫn chưa rõ đường hướng ưu tiên trong chiến lược phát triển ngành. Các ngành công nghiệp chủ yếu vẫn còn thâm dụng tài nguyên, sử dụng lao động giản đơn, công nghệ chưa cao, các liên kết ngành còn thiếu, khả năng lan tỏa còn hạn chế, rời rạc trong phát triển.
Nhiều tiềm năng rừng vàng biển bạc của các địa phương chưa được khai thác hiệu quả, chưa phát huy được tinh thần Nghị quyết số 36-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nhiều địa phương chưa định nghĩa được ngành kinh tế biển dựa trên lợi thế so sánh của địa phương mình.
Bên cạnh đó, các thể chế cho phát triển kinh tế các tỉnh miền Trung nói riêng cũng như phát triển toàn Vùng nói chung đang dần được hình thành nhưng còn thiếu và chưa đồng bộ, đặc biệt là thể chế quản lý kinh tế, thể chế liên kết vùng. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục chỉ đạo để thực hiện tốt hơn vấn đề này.
Cùng với đó, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, mới có 22-23% lao động qua đào tạo. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung chưa thể hiện được vai trò là hạt nhân, đầu tàu dẫn dắt kinh tế Vùng. Mặc dù Vùng có nhiều lợi thế về quy mô diện tích, dân số, vị thế, điều kiện tự nhiên, khí hậu… nhưng chưa phải là Vùng đóng góp lớn cho đất nước. Một số tỉnh có nguồn thu ngân sách lớn nhưng thiếu bền vững (thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết…chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu nội địa). Chất lượng hạ tầng còn thiếu và yếu, chủ yếu tập trung vào hạ tầng giao thông.
Đặc biệt, chất lượng, môi trường kinh doanh của Vùng chưa cao, khả năng quản trị, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở nhiều địa phương còn yếu, làm giảm tinh thần khởi nghiệp và sáng tạo.
Từ những hạn chế, tồn tại nêu trên, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các địa phương quán triệt tinh thần, đứng trước vận hội mới của đất nước, trong vòng 10-15 năm tới các tỉnh miền Trung cần thể hiện khát vọng vươn lên mạnh mẽ, quyết tâm để sớm trở thành địa bàn có trình độ kinh tế, xã hội phát triển cao, bền vững của đất nước. Sắp tới, miền Trung phải có đủ điều kiện để phát triển nhanh, tốc độ cao và phát triển bền vững hơn.
Do vậy, các tỉnh miền Trung phải vận dụng chiến lược kinh tế biển vào năm trụ cột kinh tế. Một là, tập trung nuôi trồng thủy, hải sản, đây là thế mạnh không phải vùng nào cũng có. Hai là, phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch biển, đảo và khai thác thế mạnh của Vùng. Ba là, cảng biển và các dịch vụ logistics. Bốn là, phát triển các ngành công nghiệp chế tạo, chế biến gắn liền với lợi thế cảng biển. Năm là, phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió, điện mặt trời.
Các địa phương cần chú trọng liên kết vùng và thể chế phát triển Vùng, trong đó vấn đề quy hoạch chiến lược miền Trung phải rõ hơn, phải có thể chế thuận lợi cho phát triển khu vực. Cùng với đó, phải xây dựng môi trường kinh doanh có tính cạnh tranh hơn để miền Trung phải thật sự là nơi đất lành chim đậu, tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển vì không có doanh nghiệp đầu tư, không có hợp tác xã, không có hộ kinh doanh thì khó có thể thành công trong phát triển. Vấn đề biến đổi khí hậu tại khu vực này cũng được Thủ tướng Chính phủ đặc biệt lưu ý.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư đẩy nhanh t
iến độ xây dựng quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng đảm bảo chất lượng, theo hướng tích hợp các quy hoạch theo quy định tại Luật quy hoạch. Đề xuất nguồn lực để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng cấp bách, nhất là hệ thống đường ven biển, đường lên Tây Nguyên và các công trình trọng điểm của vùng, các dự án khắc phục khô hạn, bảo vệ nguồn nước ngọt, đảm bảo phát triển bền vững.
Bộ Tài chính nghiên cứu cơ chế thuế, phí, phâ
n cấp quản lý cho các tỉnh, thành trong Vùng phù hợp với trình độ phát triển của từng địa phương; Xây dựng cơ chế chính sách tạo nguồn thu cho từng địa phương, điều tiết hợp lý…
Bộ Giao thông vận tải, nghiên cứu phát triển hạ tầng giao thông. Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục hoàn thiện thể chế phát triển bền vững, ưu tiên hoàn thiện hành lang pháp lý về biển cũng như các vấn đề liên quan đến đất đai.
Bộ Công Thương, cần nghiên cứu, ưu tiên phát triển logistics của Vùng; Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tỉnh có tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo.
Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu, hỗ trợ, xây dựng trung tâm ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học công nghệ tại các khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn khu vực, đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hỗ trợ các địa phương trong vùng đổi mới, nâng cao chất lượng nghề nghiệp, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực biển, nhân lực chất lượng cao.
Thủ tướng yêu cầu, lãnh đạo các địa phương trong Vùng tiếp tục chủ động và phấn đấu quyết liệt hơn để địa phương thực hiện thành công các mục tiêu đề ra. “Chỉ còn 4 tháng nữa là kết thúc năm 2019, các tỉnh phải hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 100% các chỉ tiêu, đóng góp cùng Trung ương”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Bên cạnh tập trung phát triển kinh tế, các địa phương cần chú trọng đến các vấn đề quốc phòng, an ninh, đối ngoại và đặc biệt là vấn đề xã hội…, đặc biệt, phải bứt phá hơn, tập trung quyết liệt thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP, 02/NQ-CP. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, có doanh nghiệp, có tập đoàn đầu tư mới tạo được việc làm, tăng ngân sách, Thủ tướng chỉ đạo.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị lãnh đạo địa phương cũng như từng doanh nghiệp, người dân toàn Vùng và từng địa phương phải tiếp tục khơi dậy khát vọng vươn lên mạnh mẽ, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay nhằm tiếp tục nâng cao đời sống cho người dân.
Đồng thời, chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện tốt điều phối, liên kết vùng. Tập trung phát triển các ngành lợi thế so sánh của địa phương theo tinh thần Nghị quyết số 36-NQ/TW, Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu phát triển hạ tầng, đảm bảo kinh tế hiệu quả, lan tỏa. Cùng với đó, quan tâm, tạo điều kiện để phát triển doanh nghiệp ở các địa phương, đặc biệt là thu hút FDI cần có chọn lọc, các dự án có trình độ cao, đảm bảo môi trường, tạo việc làm, tăng thu nhập,… Cùng FDI, các địa phương cần có chương trình phát triển doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp ở khu vực cũng như doanh nghiệp ở mọi miền đất nước đầu tư tại miền Trung.
Khuyến khích tinh thần khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong mọi hoạt động của nền kinh tế, không khởi nghiệp sáng tạo thì khó thành công, nhất là lớp trẻ. Tiếp tục phát triển nguồn nhân lực; kiểm soát và ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường. Song song với phát triển kinh tế phải tiếp tục coi trọng, cải thiện phúc lợi cho người dân, đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo quyền bình đẳng của người dân trong tiếp cận các dịch vụ xã hội, tạo điều kiện để mọi người dân có điều kiện phát triển toàn diện, nâng đỡ nhóm yếu thế, giảm khoảng cách giàu nghèo,…
Thủ tướng đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong khu vực cần thực hiện tốt công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí gắn với công tác phát triển, chỉnh đốn Đảng; thực hiện trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu theo Nghị quyết của Trung ương, xây dựng bộ máy trong sạch, vững mạnh, nói không với tiêu cực, hết lòng với Chính phủ; Chủ động triển khai Chỉ thị 35-CT/TW của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Đội ngũ cán bộ phải giỏi về chuyên môn, tận tụy với sự nghiệp…
Thủ tướng tin tưởng rằng, phát huy kết quả đạt được với truyền thống đoàn kết, quyết tâm và sự phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương trong Vùng và các bộ, ban, ngành, miền Trung sẽ phát triển mạnh mẽ hơn, thực hiện thành công sứ mệnh lan tỏa, tạo động lực phát triển cho cả nước trong giai đoạn tới./.
Tùng Linh
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Luật Hồng Thái, chuyên tư vấn thực hiện các thủ tục về đầu tư nước ngoài, cụ thể:
- Đăng ký thành lập doanh nghiệp;
- Tư vấn thủ tục thành lập, thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư;
- Tư vấn thực hiện thủ tục đầu tư trực tiếp, đầu tư thông qua hợp đồng hợp tác đầu tư;
- Tư vấn đầu tư ra nước ngoài,....
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Phạm Trang
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Các pháp nhân phi thương mại Khác so với pháp nhân thương mại có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhậu thì pháp nhân phi thương mại... |
Thành lập doanh nghiệp năm 2019 Bạn muốn bắt đầu hoạt động kinh doanh? Bạn muốn thành lập thêm doanh nghiệp/công ty để phục vụ hoạt... |
Thủ tục thành lập chi nhánh công ty TNHH Chi nhánh là một phần của công ty, mặc dù được phép tiến hành hoạt động kinh doanh, được xuất hóa... |
Thời hạn sử dụng mẫu dấu của công ty là bao lâu? Rất nhiều doanh nghiệp hiện nay đang băn khoăn trong việc thay đổi mẫu dấu, con dấu của công ty... |