Mẫu hợp đồng giám định và biên bản thanh lý: cung cấp dịch vụ giám định về sở hữu công nghiệp với đối tượng, nội dung, phạm vi giám định và theo các thoả thuận nêu tại nội dung hợp đồng giám định
HỢP ĐỒNG
dịch vụ giám định sở hữu công nghiệp
Số: …..………-201… / HĐGĐ
- Căn cứ Khoản 5, Điều 201 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, 2009 và các Điều 40, 41, 43, 46, 51 và 53 của Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22.09.2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 119/2010/NĐ-CP ngày 30.12.2010, sau đây gọi chung là Nghị định 105/2006 sửa đổi;
- Căn cứ Mục 7 (Hợp đồng dịch vụ) của Bộ luật Dân sự năm 2005;
- Căn cứ nhu cầu và khả năng của hai Bên;
Hôm nay, ngày ……… tháng ……… năm………
Chúng tôi, gồm:
1. Bên yêu cầu cung cấp dịch vụ giám định (Bên A):
Công ty/Tổ chức: …………………………………………………………………………………..
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………….
……… ……………………………………………………………………………………………..
Người đại diện: …………………………………………………………………………………….
Điện thoại: ……………….. Fax:…………………. E.mail: ……………………………………...
Mã số thuế:…………………………………………………………………………………………
Số tài khoản: …………………………, tại Ngân hàng …………………………………………...
Là người thực hiện quyền yêu cầu giám định của:………………………………… ………………………………….…...................(tên, địa chỉ của Người yêu cầu giám định)……………………………….…………………….……………………..
theo Giấy ủy quyền số...........….. ngày …………………………............................
Đơn giám định số ……………………………………………………………………
2. Bên cung cấp dịch vụ (Bên B):
Viện Khoa học sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ
Người đại diện: …………………………………………………………………………………….
Chức vụ ……………………………………………………………………………………………
Địa chỉ: Số 39, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: 04. 3 5563450 Fax: 04. 3 5563407 E.mail: ipacademy@vipri.gov.vn
Số tài khoản: 0021001946594 tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Thống nhất thỏa thuận những điều khoản sau đây:
Điều 1. Thoả thuận chung
Bên A yêu cầu, Bên B đồng ý cung cấp dịch vụ giám định về sở hữu công nghiệp với đối tượng, nội dung, phạm vi giám định và theo các thoả thuận nêu tại Hợp đồng này.
Điều 2. Đối tượng, nội dung, phạm vi giám định
1. Đối tượng, nội dung và phạm vi giám định được nêu (thể hiện) trong Tờ khai yêu cầu giám
định sở hữu công nghiệp và các tài liệu, mẫu vật mà Bên A nộp cho Bên B, được Bên B xác nhận tại Biên nhận đơn giám định số ………….………. ngày ………………... (Bản sao Tờ khai yêu cầu giám định và Biên nhận đơn giám định nói trên được đính kèm Hợp đồng này).
2. Đối tượng, nội dung và phạm vi giám định có thể được bên A tự mình - hoặc theo yêu cầu của Bên B - bổ sung, sửa đổi, làm rõ hơn, nhưng việc đó chỉ được thực hiện trước khi việc giám định được hoàn tất và không được làm thay đổi bản chất đối tượng, nội dung giám định và không được mở rộng phạm vi giám định.
Trong trường hợp phải thay đổi bản chất đối tượng và nội dung giám định hoặc mở rộng phạm vi giám định, hai Bên sẽ thoả thuận để ký Hợp đồng dịch vụ giám định bổ sung hoặc Hợp đồng dịch vụ giám định khác.
3. Dịch vụ giám định chỉ được thực hiện phù hợp với đối tượng, nội dung và phạm vi nêu tại khoản 1 và 2 Điều này.
Điều 3. Sản phẩm giám định
Theo yêu cầu của Bên A, Bên B thể hiện và cung cấp (trao) cho Bên A kết quả giám định dưới dạng (các) sản phẩm sau đây:
þ Bản kết luận giám định
* Báo cáo tra cứu thông tin phục vụ việc giám định
* Bảo sao các tài liệu tham khảo hữu ích nhất (do Bên B sưu tầm/mua được)
* Sản phẩm khác:………………………………………………………………………………
Điều 4. Giá cả (phí giám định) và phương thức thanh toán
1. Theo Hợp đồng này, “Phí giám định” dùng để chỉ khoản tiền mà Bên A phải thanh toán cho Bên B nhằm bù đắp các chi phí và trả công thực hiện việc giám định.
2. Mức phí giám định theo Hợp đồng: là chi phí cho các công việc được thực hiện theo yêu cầu giám định, theo Thông báo phí giám định của Bên B.
3. Phương thức thanh toán
a) Phí giám định có thể được thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
b) Phí giám định cơ bản được Bên A thanh toán cho Bên B ngay khi Hợp đồng này được ký.
c) Bên A có thể cần thanh toán thêm (các) khoản phí phát sinh cho Bên B (khi hai Bên thanh lý Hợp đồng) nếu việc giám định thực tế được thực hiện với các đơn vị công việc tăng thêm hoặc được rút ngắn thời hạn giám định (giám định nhanh) theo yêu cầu của Người nộp đơn.
Điều 5. Thời hạn thực hiện giám định
1. Thời hạn thực hiện giám định (là khoảng thời gian Bên B phải hoàn tất việc giám định và bàn giao cho Bên A sản phẩm giám định) theo Hợp đồng này là………………..ngày làm việc.
2. Trong trường hợp xét thấy phải có thêm thời gian để khảo sát, tra cứu, phân tích, tham khảo ý kiến chuyên gia, Bên B có thể đề nghị Bên A gia hạn giám định. Nếu Bên A không đồng ý gia hạn, Hợp đồng này bị đình chỉ thực hiện.
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của Bên A
1. Bên A có các quyền sau đây:
a) Các quyền quy định tại Khoản 1 Điều 41 Nghị định 105/2006 sửa đổi
b) Bổ sung, sửa chữa tài liệu thuộc Đơn yêu cầu giám định phù hợp với quy định tại Khoản 2 Điều 2 Hợp đồng này.
2. Bên A có các nghĩa vụ sau đây:
a) Các nghĩa vụ quy định tại Khoản 2 Điều 41 Nghị định 105/2006 sửa đổi
b) Thanh toán phí giám định cho Bên B theo quy định tại Điều 4 Hợp đồng này.
c) Bảo đảm tính trung thực của các thông tin, tài liệu cung cấp cho bên B trong quá trình giám định; phải chịu trách nhiệm pháp lý về các thông tin, tài liệu không trung thực.
Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của Bên B
1. Bên B có các quyền sau đây:
a) Các quyền quy định tại các Điểm b, c Khoản 3 Điều 43, các Điểm b, c, đ Khoản 3 Điều 44 Nghị định 105/2006 sửa đổi;
b) Yêu cầu Bên A giải thích, làm rõ các vấn đề liên quan đến đối tượng và nội dung giám định.
2. Bên B có các nghĩa vụ quy định tại Khoản 2 Điều 43, các Điểm b, c, d và đ Khoản 4 Điều 44 Nghị định 105/2006 sửa đổi.
Điều 8. Giải quyết tranh chấp
Mọi tranh chấp liên quan đến việc thực hiện Hợp đồng này đều được giải quyết trước hết bằng việc thảo luận giữa hai Bên. Nếu hai Bên không thống nhất được cách giải quyết, tranh chấp sẽ được xử lý theo pháp luật dân sự.
Điều 9. Hiệu lực
Hợp đồng này bắt đầu có hiệu lực từ ngày ký.
Hợp đồng này được thanh lý khi Bên B trao Sản phẩm giám định cho Bên A và Bên A thanh toán hết phí giám định cho Bên B.
Hợp đồng này được làm thành 02 (hai) bản: mỗi Bên giữ 01 (một) bản có giá trị như nhau.
Bên A (………………. ) | Bên B (Viện Khoa học sở hữu trí tuệ) VIỆN TRƯỞNG |
Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả có bắt buộc lập thành văn bản?
10:35 | 29/05/2023
Quyền tác giả là một loại
tài sản đặc biệt, do đó, hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả có bắt buộc phải
lập thành văn bản?
|
Cách ghi xuất xứ hàng hóa đối với hàng hóa nhập khẩu từ một nước không phải nước sản xuất như thế nào?
11:24 | 24/02/2023
Đối với hàng nhập khẩu
từ một nước không phải là nước sản xuất thì cách ghi tên hàng hóa phải thực hiện như
thế nào theo quy định hiện hành?
|
Hướng dẫn chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
06:05 | 16/09/2022
Quyền sở hữu
công nghiệp (SHCN) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng
công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại,
chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống
cạnh tranh không lành mạnh. Vậy nếu chủ sở...
|
Cấp/cấp lại văn bằng bảo hộ/ phó bản văn bằng bảo hộ
06:30 | 05/09/2022
Đối với người
sở hữu quyền sở hữu công nghiệp, văn bằng bảo hộ (phó bản văn bằng bảo hộ) rất quan
trọng, nó như một minh chứng chứng minh cho các hoạt động sáng tạo, công sức và
trí tuệ của họ. Vậy khi VBBH/phó bản VBBH bị mất, bị rách, hư hỏng thì quy trình
xin cấp lại VBBH/phó bản VBBH như...
|
Xử lý ý kiến của người thứ ba trước khi cấp văn bằng bảo hộ
10:31 | 05/09/2022
Ngày nay, với
trình độ phát triển nhanh chóng của thị trường, doanh nghiệp nào không tự đổi mới,
thích nghi sẽ bị đào thải. Có những doanh nghiệp tự mình đi lên, nhưng cũng có những
doanh nghiệp lại đi lối tắt, vì lợi ích trước mắt mà vi phạm pháp luật. Hiện nay,
có rất nhiều trường hợp các...
|
Thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế
10:50 | 31/08/2022
Ngày nay, với trình độc khoa học công nghệ phát triển, con
người không ngừng sáng tạo ra những sáng chế sáng tạo giúp ích cho bản thân và xã
hội. Tuy nhiên, có những cá nhân, tổ chức lại có hành vi xâm phạm đối với các sáng
chế cũng như tác giả và chủ sở hữu của nó. Vậy làm như thế nào để tác...
|
Quy định pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với logo doanh nghiệp
05:41 | 15/08/2022
Trong thời đại các nước mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay,
các doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng chú trọng hơn đến việc xây dựng nên
thương hiệu cho các sản phẩm dịch của mình, và quyền sở hữu trí tuệ đã trở
thành một tài sản rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Mỗi một doanh...
|
Một số đáng chú ý của Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022.
09:49 | 29/07/2022
Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi 2022 sẽ đem đến các thay đổi lớn, thậm
chí là đột phá, cho một môi trường đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế ngày một
sâu rộng ở Việt Nam - nơi mà tài sản trí tuệ đem lại phải được bảo vệ và trân
quý hơn . Luật sở hữu...
|
Đăng ký nhãn hiệu với tên kênh Youtube
01:19 | 10/09/2021
|
Những vấn đề cần lưu ý khi chuyển nhượng nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam
10:37 | 28/06/2021
Chào Hilap, tôi hiện đang có một nhãn
hiệu đã kinh doanh được 3 năm có một danh tiếng nhất định và đã đăng ký với Cục
Sở hữu trí tuệ. Đến nay tôi đã tích lũy được một số vốn nhất định, nên tôi muốn
chuyển hướng kinh doanh của mình sang một hình thức khác để có thể phát triển...
|