Luật An ninh mạng đã được Quốc hội thông qua với 86,86% đại biểu đồng ý vào sáng ngày 12/6/2018 trong khuôn khổ kỳ họp thứ 5, khóa XIV và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.
Tỷ lệ biểu quyết thông qua luật an ninh mạng(Nguồn: Internet)
Với 7 chương, 43 điều Luật An ninh mạng quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
1. Về việc bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng
Doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam trong thời gian theo quy định của Chính phủ.
Doanh nghiệp ngoài nước quy định tại khoản này phải đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.
2. Các hành vi bị nghiêm cấm được quy định trong Luật An ninh mạng
Trong Điều 8 Luật An ninh mạng quy định các hành vị bị nghiêm cấm khi sử dụng không gian mạng:
a) Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này;
b) Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
c) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc;
d) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;
đ) Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng;
e) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.
Các hành vị bị nghiêm cấm khi sử dụng không gian mạng (Nguồn: Internet)
3. Các trường hợp phải gỡ bỏ thông tin khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách.
Theo Điều 16 Tổ chức, cá nhân soạn thảo, đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung quy định tại các khoản dưới đây phải gỡ bỏ thông tin khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
1. Thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng.
3. Thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống.
4. Thông tin trên không gian mạng có nội dung xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.
5. Thông tin trên không gian mạng có nội dung bịa đặt, sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
Các trường hợp phải gỡ thông tin theo Luật An ninh mạng (Nguồn:Internet)
4. Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng
Đặc biệt luật An ninh mạng có quy định các điều bảo vệ trẻ em trên không gian mạng trong Điều 29 của bộ luật này:
1. Trẻ em có quyền được bảo vệ, tiếp cận thông tin, tham gia hoạt động xã hội, vui chơi, giải trí, giữ bí mật cá nhân, đời sống riêng tư và các quyền khác khi tham gia trên không gian mạng.
2. Chủ quản hệ thống thông tin, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng có trách nhiệm kiểm soát nội dung thông tin trên hệ thống thông tin hoặc trên dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp để không gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em; ngăn chặn việc chia sẻ và xóa bỏ thông tin có nội dung gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em; kịp thời thông báo, phối hợp với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an để xử lý.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên không gian mạng có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong bảo đảm quyền của trẻ em trên không gian mạng, ngăn chặn thông tin có nội dung gây nguy hại cho trẻ em theo quy định của Luật này và pháp luật về trẻ em.
4. Cơ quan, tổ chức, cha mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và cá nhân khác liên quan có trách nhiệm bảo đảm quyền của trẻ em, bảo vệ trẻ em khi tham gia không gian mạng theo quy định của pháp luật về trẻ em.
5. Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và các cơ quan chức năng có trách nhiệm áp dụng biện pháp để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi sử dụng không gian mạng gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em.
Luật An ninh mạng bảo vệ người dùng trên môi trường mạng (Nguồn:Internet)
Như vậy ngoài hướng tới bảo vệ lợi ích quốc gia Luật An ninh mạng còn hướng tới bảo vệ thông tin, các quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng không gian mạng hướng tới một không gian mạng an toàn, lành mạnh.
Mọi nhu cầu tư vấn - yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Địa chỉ của Luật Hồng Thái tại Hà Nội: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân). [Chỉ đường]
Số điện thoại tư vấn trực tuyến của công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái: 1900 6248
Email: luathongthai@gmail.com
Facebook: Công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái.
Xem thêm: Toàn văn về luật an ninh mạng