Công ty tài chính là một loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng với chức năng sử dụng các nguồn vốn khác nhau để thực hiện các hoạt động cho vay, đầu tư, cung ứng các dịch vụ về tài chính, tiền tệ và một số hình thức khác theo quy định của pháp luật. Hiện nay thị trường hoạt động của loại hình doanh nghiệp này đang phát triển rất mạnh mẽ. Vì vậy mà điều kiện để thành lập công ty tài chính đang được rất nhiều quan tâm. Tham khảo bài viết dưới đây của Công ty luật Hồng Thái về điều kiện thành lập công ty tài chính và liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết!

Loại
hình doanh nghiệp
Theo quy định tại Điều 4
Thông tư 30/2015/TT-NHNN thì Công ty tài chính trong nước được thành lập, tổ chức
theo các hình thức sau đây:
‑
Công ty cổ phần do các cổ đông là tổ chức
và cá nhân cùng góp vốn thành lập theo quy định;
‑
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
do một ngân hàng thương mại Việt Nam làm chủ sở hữu;
‑
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
trở lên do ngân hàng thương mại Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam góp vốn thành
lập (trong đó một ngân hàng thương mại Việt Nam sở hữu ít nhất 30% tổng số vốn
điều lệ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng) hoặc các ngân hàng thương mại Việt
Nam góp vốn thành lập.
Điều
kiện về vốn:
Hiện nay, theo quy định tại
khoản 5 Điều 2 Nghị định 86/2019/NĐ-CP, mức vốn pháp định mà pháp luật quy định
đối công ty tài chính là 500 tỷ đồng.

Điều
kiện về cổ đông sáng lập
Theo Thông tư 15/2016/TT-NHNN
được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 17/2018/TT-NHNN các điều kiện đối với cổ đông
sáng lập được quy định tại khoản 2 Điều 1 như sau:
‑
Không phải là cổ đông chiến lược, cổ đông
sáng lập, chủ sở hữu, thành viên sáng lập của tổ chức tín dụng khác được thành
lập và hoạt động tại Việt Nam.
‑
Không được dùng vốn huy động, vốn vay của
tổ chức, cá nhân khác để góp vốn.
Ngoài ra, các điều kiện
khác cần đáp ứng đối với từng cổ đông cụ thể:
a)
Cổ đông là cá nhân
‑
Mang quốc tịch Việt Nam;
‑
Không thuộc những đối tượng bị cấm thành lập
doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Cán bộ, công chức
b)
Cổ đông là tổ chức
‑
Được thành lập theo pháp luật Việt Nam;
‑
Kinh doanh có lãi trong 03 năm tài chính
liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm nộp hồ sơ bổ
sung để được xem xét cấp Giấy phép;
‑
Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế và bảo
hiểm xã hội theo quy định của pháp luật đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy
phép;
‑
Đối với tổ chức là doanh nghiệp Việt Nam
(trừ ngân hàng thương mại Việt Nam):
· Có
vốn chủ sở hữu tối thiểu 500 tỷ đồng, tổng tài sản tối thiểu 1.000 tỷ đồng
trong 03 năm tài chính liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép. Trường
hợp doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu mức vốn pháp
định, phải đảm bảo vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán của
năm liền kề trước thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép trừ đi vốn pháp định
tối thiểu bằng số vốn cam kết góp;
· Trường
hợp doanh nghiệp được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động trong lĩnh vực chứng
khoán, bảo hiểm, phải tuân thủ việc góp vốn theo các quy định của pháp luật có
liên quan;
‑
Đối với ngân hàng thương mại Việt Nam:
· Có
tổng tài sản tối thiểu 100.000 tỷ đồng, tuân thủ đầy đủ các quy định về quản trị
rủi ro và trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định tại thời điểm nộp hồ sơ đề
nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm nộp hồ sơ bổ sung để được xem xét cấp Giấy
phép;
· Không
vi phạm các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của
Ngân hàng Nhà nước trong năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép
và đến thời điểm nộp hồ sơ bổ sung để được xem xét cấp Giấy phép;
· Đảm
bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu sau khi góp vốn thành lập tổ chức tín dụng phi
ngân hàng;
· Không
bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng
trong 02 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm
nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
Hồ
sơ chung đề nghị cấp phép đối với công ty tài chính
‑
Đơn đề nghị cấp Giấy phép do các cổ đông
sáng lập, chủ sở hữu, thành viên sáng lập ký theo mẫu quy định tại Phụ lục số
01 Thông tư 30/2015/TT-NHNN.
‑
Dự thảo Điều lệ của tổ chức tín dụng phi
ngân hàng đã được Hội nghị thành lập thông qua hoặc chủ sở hữu phê duyệt.
‑
Đề án thành lập tổ chức tín dụng phi ngân
hàng đã được Hội nghị thành lập thông qua hoặc chủ sở hữu phê duyệt.
‑
Tài liệu chứng minh năng lực của bộ máy quản
trị, kiểm soát, điều hành dự kiến.
‑
Biên bản Hội nghị thành lập thông qua hoặc
văn bản của chủ sở hữu phê duyệt dự thảo Điều lệ, đề án thành lập tổ chức tín dụng
phi ngân hàng, danh sách các chức danh quản trị, kiểm soát, điều hành dự kiến
và lựa chọn Ban trù bị, Trưởng Ban trù bị.

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0962893900 hoặc Email:phonggiayphep.hilap@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Địa chỉ chi nhánh: VP6 - Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội
Phương Anh
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan: