Ngày nay xã hội ngày càng phát triển quyền
sở hữu trí tuệ đã được mọi người biết đến và luôn quan tâm, chú trọng. Vậy quyền
sở hữu trí tuệ được hiểu như thế nào và hành vi như thế nào là xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ? Đây là câu hỏi được rất nhiều người gửi về cho chúng tôi. Dưới đây
chúng tôi giải đáp thắc mắc về những hành vi vi phạm quyền tác giả và quyền có
liên quan bị xử phạt hành chính.
Luật Hilap
1.Các hành vi vi phạm quyền tác giả và quyền
có liên quan bị xử phạt hành chính.
Theo như quy định tại Điều 211 Luật sở hữu
trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì các hành vi vi phạm quyền tác giả
và quyền có liên quan bị xử phạt vi phạm hành chính gồm các hành vi sau đây:
- Xâm
phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu
dùng hoặc cho xã hội;
- Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở
hữu trí tuệ.
Chính phủ quy định cụ thể về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
bị xử phạt vi phạm hành chính, hình thức, mức phạt và thủ tục xử phạt.
Thẩm quyền xử lý hành chính theo quy định tại Nghị định
131/2013/NĐ-CP gồm nhiều cơ quan ban ngành khác nhau như: Chủ tịch UBND các cấp;
Thanh tra văn hóa, thể thao và du lịch; Thanh tra chuyên ngành khác; Công an
nhân dân; Bộ đội biên phòng; Cảnh sát biển; Hải quan và Quản lý thị trường.
Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền
liên quan đối với cá nhân là 250.000.000 đồng, đối với tổ chức là 500.000.000 đồng.
Một số hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan sẽ bị xử lý
hành chính:
– Điều 8. Hành vi vận chuyển, tàng trữ hàng hóa sao chép lậu
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi
vận chuyển hàng hóa được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả,
quyền liên quan.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi
tàng trữ hàng hóa được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả,
quyền liên quan.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và
Khoản 2 Điều này.
– Điều 9. Hành vi xâm phạm quyền đứng tên, đặt tên tác phẩm
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi
sử dụng tác phẩm mà không nêu tên thật, bút danh tác giả, tên tác phẩm hoặc nêu
không đúng tên thật hoặc bút danh tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm,
bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng
thông tin sai lệch đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Buộc sửa lại đúng tên tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm,
bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có thông tin sai lệch về tên tác
giả, tên tác phẩm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
– Điều 10. Hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi
tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi
xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng
thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
b) Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử,
trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối
với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Luật Hồng Thái
2. Một số biện pháp khắc phục hậu quả
Theo như quy định tại nghị định 131/2013/NĐ-CP và Luật xử lí vi phạm hành chính năm 2012 thì một số
biện pháp khắc phục hậu quả sẽ được áp dụng sau đây:
- Buộc
sửa lại đúng tên tác giả, tên tác phẩm, tên người biểu diễn;
- Buộc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng
nhận đăng ký quyền liên quan;
- Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm,
ghi hình, chương trình phát sóng vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số;
- Buộc hoàn trả cho chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền
liên quan tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất thu được từ việc thực hiện
hành vi vi phạm.
Ngoài ra cũng áp dụng một số biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại Luật xử lí vi phạm hành chính năm 2012 đó là:
- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;
- Buộc
tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng
và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
- Buộc
cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
- Buộc
loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh,
vật phẩm.
Hy vọng rằng với những tư vấn của chúng tôi sẽ giải quyết được
những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn
có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng
Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến
Thắng, Thanh Xuân).
Hồng Nhung
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Tại sao phải đăng ký sở hữu trí tuệ?
03:39 | 05/07/2024
Trong thế giới hiện đại, nơi tri thức và sáng tạo đóng vai
trò then chốt cho sự phát triển, đăng ký sở hữu trí tuệ (SHTT) nổi lên như một
lá chắn bảo vệ vô giá cho những ý tưởng đột phá và thành quả lao động trí tuệ.
Hãy tưởng tượng bạn đã dành cả
tâm huyết, mồ hôi và nước mắt để...
|
Thủ tục đăng ký bản quyền cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
01:24 | 04/11/2023
Tác
phẩm mỹ thuật ứng dụng được hiểu như thế nào? Điều kiện để tác phẩm mỹ thuật ứng
dụng được bảo hộ quyền tác giả? Thủ tục bảo hộ đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
gồm những giấy tờ nào? Chi tiết nội dung xin mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái
tìm hiểu!
|
Biểu diễn tác phẩm không nhằm mục đích thương mại có phải xin phép chủ sở hữu không?
04:46 | 21/09/2023
Tác
phẩm được hiểu như thế nào? Biểu diễn tác phẩm âm nhạc không nhằm mục đích
thương mại có cần phải xin phép không? Người biểu diễn có được sao chép bản ghi
hình buổi biểu diễn của mình không?Trường hợp biểu diễn tác phẩm phải xin phép
mà không xin phép thì xử phạt như thế nào? Chi tiết nội...
|
[Cập nhật] Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm
05:48 | 16/08/2023
Giấy chứng nhận quyền tác giả sẽ được cấp đổi khi nào? Trường hợp nào sẽ không được cấp đổi? Chi tiết thông tin xin mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
|
Thời hạn bảo hộ đối với nhãn hiệu là bao lâu?
05:54 | 18/09/2023
Nhãn
hiệu được hiểu như thế nào? Điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ? Thời hạn bảo hộ
đối với nhãn hiệu? Khi nhãn hiệu hết thời hạn bảo hộ, có thể gia hạn trong bao
lâu? GCN đăng ký nhãn hiệu chấm dứt hiệu lực của khi nào? Chi tiết nội dung xin
mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
|
[Cập nhật]Thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận quyền tác giả
05:52 | 16/08/2023
Giấy
chứng nhận quyền tác giả sẽ được cấp đổi khi nào? Trường hợp nào sẽ không được cấp
đổi? Chi tiết thông tin xin mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
|
Mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu từ ngày 23/08/2023
05:30 | 25/08/2023
Đã
có nghị định mới thay thế Nghị định 103/2006/NĐ-CP, theo đó, mẫu tờ khai đăng
ký nhãn hiệu cũng sẽ thay đổi.
|
Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả có bắt buộc lập thành văn bản?
10:35 | 29/05/2023
Quyền tác giả là một loại
tài sản đặc biệt, do đó, hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả có bắt buộc phải
lập thành văn bản?
|
Cách ghi xuất xứ hàng hóa đối với hàng hóa nhập khẩu từ một nước không phải nước sản xuất như thế nào?
11:24 | 24/02/2023
Đối với hàng nhập khẩu
từ một nước không phải là nước sản xuất thì cách ghi tên hàng hóa phải thực hiện như
thế nào theo quy định hiện hành?
|
Hướng dẫn chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
06:05 | 16/09/2022
Quyền sở hữu
công nghiệp (SHCN) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng
công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại,
chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống
cạnh tranh không lành mạnh. Vậy nếu chủ sở...
|