- Thương hiệu là sự cảm nhận, nhận biết sản
phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp khơi gợi lên. Thương hiệu được xây dựng trong
cả quá trình hoạt động của doanh nghiệp bao gồm thương hiệu cá nhân và thương
hiệu của doanh nghiệp. Nhãn hiệu là các dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch
vụ cùng loại hoặc tương tự của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn
hiệu được bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các quy phạm pháp luật
khác. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu giúp doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu bền
vững dựa trên nền tảng là nhãn hiệu đã được đăng ký.
- Xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp là
một quá trình lâu dài của một doanh nghiệp, xây dựng trên nhiều khía cạnh bao gồm
chất lượng sản phẩm, sự quảng bá sản phẩm ra công chúng, khẩu hiệu đặc trưng,
chỉ dẫn địa lý, tên thương mại,… Thương hiệu bản chất là một danh từ biểu tưởng.
Khi nhắc đến thương hiệu của nhãn hàng , khách hàng thường nhớ đến các yếu tố đặc
trưng của thương hiệu đó, có thể là màu sắc, mùi vị, .. cũng có thể là nhãn hiệu
của sản phẩm.
- Đối với một số sản phẩm nổi tiếng, nhãn
hiệu khắc sâu vào trong ấn tượng của người tiêu dùng. Chẳng hạn khi nhắc tới
cocacola khách hàng sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh nhãn cocacola có màu đỏ và
trắng, nhãn hiệu nước uống có ga nổi tiếng trên thế giới.
- Đăng ký nhãn hiệu là việc làm cần thiết
giúp chủ sở hữu nhãn hiệu bảo vệ quyền của mình đối với thương hiệu. Đăng ký bảo
hộ nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ được bảo hộ quyền của mình với hình ảnh
nhãn hiệu. Kể từ thời điểm đăng ký, chủ sở hữu có quyền được ưu tiên bảo hộ
nhãn hiệu, tránh các tổ chức, cá nhân khác sử dụng nhãn hiệu của mình hoặc hình
ảnh tương tự nhãn hiệu của mình để hoạt động sản xuất kinh doanh và tư lợi.
- Nhãn hiệu sẽ gắn liền với việc xây dựng
thương hiệu một doanh nghiệp, để phát triển bền vững, doanh nghiệp cần xây dựng
bộ nhận diện thương hiệu và đăng ký nhãn hiệu lên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
để bảo vệ thương hiệu của mình để tránh bị xâm phạm.
- Các quy định cụ thể về nhãn hiệu tại các
điều từ Điều 72 đến Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ:
Điều 72. Điều kiện
chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều
kiện sau đây:
1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng
chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu
tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
2. Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ
của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Điều 73. Dấu hiệu
không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu
Các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với
danh nghĩa nhãn hiệu:
1. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức
gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;
2. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức
gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan
nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội
- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ
chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;
3. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức
gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng
dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;
4. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức
gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế
mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này
đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;
5. Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn
hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công
dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.
Điều 74. Khả năng
phân biệt của nhãn hiệu
1. Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân
biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc
từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không
thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng
phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Hình và hình hình học đơn giản, chữ số,
chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng, trừ trường hợp các dấu hiệu
này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu;
b) Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ
hoặc tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được
sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến;
c) Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm,
phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần,
công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hóa, dịch vụ, trừ
trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng
trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
d) Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh
vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh;
đ) Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng
hóa, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi
với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc
nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Luật này;
e) Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên
kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho
hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc
ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể
cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên;
g) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức
gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi
cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu
tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên;
h) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức
gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ
trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá năm
năm, trừ trường hợp hiệu lực bị chấm dứt vì lý do nhãn hiệu không được sử dụng
theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 95 của Luật này;
i) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức
gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho
hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi
tiếng hoặc đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu
hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc
việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng;
k) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên
thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể
gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
l) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn
địa lý đang được bảo hộ nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu
dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hóa;
m) Dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý hoặc
có chứa chỉ dẫn địa lý hoặc được dịch nghĩa, phiên âm từ chỉ dẫn địa lý đang được
bảo hộ cho rượu vang, rượu mạnh nếu dấu hiệu được đăng ký để sử dụng cho rượu
vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa
lý đó;
n) Dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt
đáng kể với kiểu dáng công nghiệp của người khác được bảo hộ trên cơ sở đơn
đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn so với
ngày nộp đơn, ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu.
Điều 75. Tiêu chí
đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng
Các tiêu chí sau đây được xem xét khi
đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng:
1. Số lượng người tiêu dùng liên quan đã
biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn
hiệu hoặc thông qua quảng cáo;
2. Phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa, dịch vụ
mang nhãn hiệu đã được lưu hành;
3. Doanh số từ việc bán hàng hóa hoặc
cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hóa đã được bán ra, lượng dịch
vụ đã được cung cấp;
4. Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;
5. Uy tín rộng rãi của hàng hóa, dịch vụ
mang nhãn hiệu;
6. Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;
7. Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu
là nổi tiếng;
8. Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền
sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.
Phạm Trang
Bài viết liên quan:
Tại sao phải đăng ký sở hữu trí tuệ?
03:39 | 05/07/2024
Trong thế giới hiện đại, nơi tri thức và sáng tạo đóng vai
trò then chốt cho sự phát triển, đăng ký sở hữu trí tuệ (SHTT) nổi lên như một
lá chắn bảo vệ vô giá cho những ý tưởng đột phá và thành quả lao động trí tuệ.
Hãy tưởng tượng bạn đã dành cả
tâm huyết, mồ hôi và nước mắt để...
|
Thủ tục đăng ký bản quyền cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
01:24 | 04/11/2023
Tác
phẩm mỹ thuật ứng dụng được hiểu như thế nào? Điều kiện để tác phẩm mỹ thuật ứng
dụng được bảo hộ quyền tác giả? Thủ tục bảo hộ đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
gồm những giấy tờ nào? Chi tiết nội dung xin mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái
tìm hiểu!
|
Biểu diễn tác phẩm không nhằm mục đích thương mại có phải xin phép chủ sở hữu không?
04:46 | 21/09/2023
Tác
phẩm được hiểu như thế nào? Biểu diễn tác phẩm âm nhạc không nhằm mục đích
thương mại có cần phải xin phép không? Người biểu diễn có được sao chép bản ghi
hình buổi biểu diễn của mình không?Trường hợp biểu diễn tác phẩm phải xin phép
mà không xin phép thì xử phạt như thế nào? Chi tiết nội...
|
[Cập nhật] Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm
05:48 | 16/08/2023
Giấy chứng nhận quyền tác giả sẽ được cấp đổi khi nào? Trường hợp nào sẽ không được cấp đổi? Chi tiết thông tin xin mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
|
Thời hạn bảo hộ đối với nhãn hiệu là bao lâu?
05:54 | 18/09/2023
Nhãn
hiệu được hiểu như thế nào? Điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ? Thời hạn bảo hộ
đối với nhãn hiệu? Khi nhãn hiệu hết thời hạn bảo hộ, có thể gia hạn trong bao
lâu? GCN đăng ký nhãn hiệu chấm dứt hiệu lực của khi nào? Chi tiết nội dung xin
mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
|
[Cập nhật]Thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận quyền tác giả
05:52 | 16/08/2023
Giấy
chứng nhận quyền tác giả sẽ được cấp đổi khi nào? Trường hợp nào sẽ không được cấp
đổi? Chi tiết thông tin xin mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
|
Mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu từ ngày 23/08/2023
05:30 | 25/08/2023
Đã
có nghị định mới thay thế Nghị định 103/2006/NĐ-CP, theo đó, mẫu tờ khai đăng
ký nhãn hiệu cũng sẽ thay đổi.
|
Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả có bắt buộc lập thành văn bản?
10:35 | 29/05/2023
Quyền tác giả là một loại
tài sản đặc biệt, do đó, hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả có bắt buộc phải
lập thành văn bản?
|
Cách ghi xuất xứ hàng hóa đối với hàng hóa nhập khẩu từ một nước không phải nước sản xuất như thế nào?
11:24 | 24/02/2023
Đối với hàng nhập khẩu
từ một nước không phải là nước sản xuất thì cách ghi tên hàng hóa phải thực hiện như
thế nào theo quy định hiện hành?
|
Hướng dẫn chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
06:05 | 16/09/2022
Quyền sở hữu
công nghiệp (SHCN) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng
công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại,
chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống
cạnh tranh không lành mạnh. Vậy nếu chủ sở...
|