“1. Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.
2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
3. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là giống cây trồng và vật liệu nhân giống.”
Trong trường hợp của bạn, công thức nấu ăn có thể được bảo hộ dưới dạng tác phẩm hoặc bí mật kinh doanh. Quyền tác giả đối với tác phẩm và quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh đều được thiết lập mà không cần phải đăng ký (nếu phù hợp với các điều kiện pháp luật quy định). Mặc dù vậy, bạn vẫn có thể tiến hành đăng ký để có cơ sở pháp lý vững chắc hơn trong việc bảo vệ quyền lợi của mình.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý việc bảo hộ công thức nấu ăn dưới dạng tác phẩm sẽ không có nhiều ý nghĩa, bởi quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức thể hiện chứ không áp dụng đối với nội dung, ý tưởng của tác phẩm. Việc bảo hộ công thức nấu ăn dưới dạng bí mật kinh doanh sẽ hữu ích hơn. Trên thực tế đã có nhiều công thức chế biến đồ uống, thực phẩm được bảo hộ dưới dạng bí mật kinh doanh, điển hình như công thức bí mật cho các đồ uống của CocaCola.
Theo quy định của pháp luật, “Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.”Khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009
Tư vấn pháp luật doanh nghiệp: 0982033335
Điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 quy định rõ hơn về các điều kiện để bí mật kinh doanh được bảo hộ:
“Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;
2. Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;
3. Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.”
Như vậy, chỉ khi nào công thức nấu ăn của bạn đáp ứng được các tiêu chí nêu trên thì mới được pháp luật công nhận bảo hộ.
Khoản 4 Điều 6 Nghị định 103/2006/NĐ-CP quy định rõ về cơ sở xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh:
“Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở đầu tư tài chính, trí tuệ hay bất kỳ cách thức hợp pháp nào để tìm ra, tạo ra hoặc đạt được thông tin và bảo mật thông tin tạo thành bí mật kinh doanh đó mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký.”
Ngoài ra, Nghị định cũng nêu rõ phạm vi quyền được bảo hộ đối với bí mật kinh doanh: “Phạm vi quyền đối với bí mật kinh doanh được xác định theo phạm vi bảo hộ bí mật kinh doanh, gồm tập hợp các thông tin tạo thành bí mật kinh doanh, được sắp xếp theo một trật tự chính xác và đầy đủ đến mức có thể khai thác được.”(Khoản 3 Điều 16 Nghị định 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp)
Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý đến một số quy định sau:
Khoản 3 Điều 125 Luật Sở hữu trí tuệ 2009 quy định:
Chủ sở hữu bí mật kinh doanh không có quyền cấm người khác thực hiện các hành vi sau đây:
a) Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh thu được khi không biết và không có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được một cách bất hợp pháp;
b) Bộc lộ dữ liệu bí mật nhằm bảo vệ công chúng theo quy định tại khoản 1 Điều 128 của Luật này;
c) Sử dụng dữ liệu bí mật quy định tại Điều 128 của Luật này không nhằm mục đích thương mại;
d) Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra một cách độc lập;
đ) Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra do phân tích, đánh giá sản phẩm được phân phối hợp pháp với điều kiện người phân tích, đánh giá không có thoả thuận khác với chủ sở hữu bí mật kinh doanh hoặc người bán hàng.”
Điều 127 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 quy định:
“1. Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh:
a) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó;
b) Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;
c) Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh;
d) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền;
đ) Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản này;
e) Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật quy định tại Điều 128 của Luật này.
2. Người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm chủ sở hữu bí mật kinh doanh, người được chuyển giao hợp pháp quyền sử dụng bí mật kinh doanh, người quản lý bí mật kinh doanh.”
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0962893900 hoặc E-mail:phonggiayphep.hilap@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Địa chỉ chi nhánh: 134 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hương giang