Tài sản bao gồm tài sản đươc tính bằng tiền và tài sản không tính bằng tiền
Nghĩa vụ tài sản tính bằng tiền:
Nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm
vào tình trạng phá sản được xác định bằng:
- Tổng các
yêu cầu của các chủ nợ đòi doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản
thực hiện nghĩa vụ về tài sản không có bảo đảm (kể cả đến hạn và chưa đến hạn),
mà các nghĩa vụ này được xác lập, được phát sinh trước thời điểm Toà án thụ lý
đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
- Tổng các
yêu cầu của các chủ nợ có bảo đảm đòi doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng
phá sản thực hiện nghĩa vụ về tài sản có bảo đảm (kể cả đến hạn và chưa đến hạn),
mà các nghĩa vụ này được xác lập, được phát sinh trước thời điểm Toà án thụ lý
đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, nhưng quyền ưu tiên thanh toán đã bị huỷ bỏ.
Trường hợp Thẩm phán ra quyết định áp dụng thủ tục
thanh lý đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thì các khoản nợ chưa đến hạn vào thời
điểm mở thủ tục thanh lý được xử lý theo nguyên tắc số tiền nợ gốc cộng tiền
lãi (nếu có) tính đến ngày Toà án ra quyết định mở thủ tục thanh lý.
Ví dụ: Công ty A ký hợp đồng tín dụng vay của Ngân
hàng B 5 tỷ đồng trong thời hạn 12 tháng với lãi suất 1%/tháng. Hợp đồng có hiệu
lực từ ngày 01-6-2004 đến hết ngày 31-5-2005. Nếu hợp đồng được thực hiện bình
thường thì khi đến hạn thanh toán tổng tiền nợ gốc cộng tiền lãi sẽ là: 5 tỷ đồng
+ (5 tỷ đồng ´ 12 tháng ´ 1%/tháng) = 5 tỷ 600 triệu đồng. Do Công ty A lâm vào
tình trạng phá sản và Toà án đã ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với Công
ty A. Ngày 01-3-2005, Toà án ra quyết định mở thủ tục thanh lý đối với Công ty
A. Vậy khoản nợ của Công ty A được tính như sau:
- Tiền nợ gốc 5 tỷ đồng;
- Tiền lãi tính đến hết tháng 02-2005 là 5 tỷ đồng ´
9 tháng ´ 1%/tháng = 450 triệu đồng;
- Tổng số tiền Công ty A nợ Ngân hàng B là 5 tỷ 450
triệu đồng.
Nghĩa vụ không phải là tiền
- Nghĩa vụ không phải là tiền là nghĩa vụ mà theo
quy định của pháp luật doanh nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện đối với người có
quyền hoặc người khác phải thực hiện đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mà chưa
được thực hiện và chưa tính được thành tiền giá trị của nghĩa vụ đó.
- Trong trường hợp nghĩa vụ không phải là tiền mà
doanh nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện đối với người có quyền và họ có yêu cầu,
thì xác định giá trị của nghĩa vụ đó tại thời điểm mở thủ tục phá sản thành tiền
để đưa vào nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Ví dụ: Theo hợp đồng được giao kết, thì doanh nghiệp
A phải vận chuyển cho doanh nghiệp B một số máy móc từ Hà Nội đến thành phố Hồ
Chí Minh và ngược lại doanh nghiệp B lắp đặt cho doanh nghiệp A (công lắp đặt)
một dây chuyền sản xuất. Doanh nghiệp B đã thực hiện nghĩa vụ của mình, còn
doanh nghiệp A không thực hiện nghĩa vụ của mình và lâm vào tình trạng phá sản.
Doanh nghiệp B có yêu cầu xác định giá trị công lắp đặt dây chuyền sản xuất cho
doanh nghiệp để đưa vào nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp A, thì Toà án phải
xác định giá trị của nghĩa vụ đó vào thời điểm ra quyết định mở thủ tục phá sản
và đưa vào nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp A.
- Trong trường
hợp phát hiện được nghĩa vụ không phải là tiền mà người khác có nghĩa vụ phải
thực hiện đối với doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, thì xác
định giá trị của nghĩa vụ đó vào thời điểm mở thủ tục phá sản thành tiền để đưa
vào tài sản có của doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Trong trường hợp
nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ liên đới về một khoản nợ mà một hoặc
tất cả các doanh nghiệp, hợp tác xã đó lâm vào tình trạng phá sản, nếu chủ nợ
đòi doanh nghiệp, hợp tác xã nào trong số các doanh nghiệp, hợp tác xã đó thực
hiện việc trả nợ, thì việc trả nợ do doanh nghiệp, hợp tác xã đó thực hiện. Sau
đó doanh nghiệp, hợp tác xã đó có quyền yêu cầu các doanh nghiệp, hợp tác xã có
nghĩa vụ liên đới về khoản nợ mà mình đã thanh toán hoàn trả lại cho mình phần
nghĩa vụ của họ mà mình đã thực hiện việc trả nợ thay
Thành lập cơ sở bán lẻ thuốc
11:26 | 12/10/2017
|
Cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ thuốc lá
11:23 | 12/10/2017
|
Điều kiện đối với bán lẻ thuốc
11:18 | 12/10/2017
|
Ủy thác xuất nhập khẩu hàng hóa
10:33 | 12/10/2017
|
Tư vấn thủ tục thực hiện các chương trình khuyến mại
10:08 | 12/10/2017
|
Mẫu đơn xin xác nhận địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể
08:41 | 12/10/2017
Đối với một số quận huyện, khi thành lập hộ kinh doanh cá thể có yêu cầu về Đơn xin xác nhận mở địa điểm kinh doanh.
|
Làm thế nào để đăng ký kinh doanh qua mạng.
07:54 | 25/09/2017
Câu hỏi bạn đọc: Tôi đang muốn thành lập một công ty thương mại chuyên buôn bán về hàng mỹ phẩm. Tôi nghe nói về việc thành lập công ty qua mạng điện tử, để làm được như vậy, tôi phải làm thế nào.
|
Thành lập công ty sản xuất bánh kẹo
04:25 | 23/09/2017
Bánh kẹo có lượng tiêu thụ hàng năm rất lớn vậy nên thành lập công ty sản xuất bánh kẹo có thể mang lại lợi nhuận cao cho chủ đầu tư.
|
Những điều cần làm sau khi được cấp chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
04:02 | 23/09/2017
Các doanh nghiệp cần lưu ý những việc cần phải làm sau khi thành lập doanh nghiệp để có một khởi đầu kinh doanh thuận lợi
|
Thành lập Công ty tư vấn thiết kế kiến trúc
03:12 | 23/09/2017
Ở nước ta, những năm gần đây nhà cửa được xây dựng và nâng cấp rất nhiều, các chung cư mới mọc lên, nhu cầu nhà ở của dân cư tăng cao. Đây là cơ hội lớn cho các cá nhâ, tổ chức có mong muốn hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, kiến trúc.
|