Hotline: 0962.893.900
CÔNG TY LUẬT TNHH HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP (HILAP LAWFIRM)
DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP – TẬN TÂM * CHUYÊN NGHIỆP * UY TÍN
HOTLINE: 0962.893.900 - 0912.762.891

Các loại rủi ro thường gặp phải trong kinh doanh chứng khoán

(Số lần đọc 398)

Rủi ro là một tình huống khó tránh trong hoạt động kinh doanh. Rủi ro nói chung “là khả năng xảy ra sự cố bất lợi cho chủ thể; hay có thể hiểu đó là những nguy cơ một hành động hoặc 1 sự việc sẽ ảnh hưởng bất lợi đến việc đạt được các mục tiêu cũng như thực hiện thành công những chiến lược kinh doanh của tổ chức"

Được xem là một loại hình kinh doanh đặc biệt, kinh doanh chứng khoán cũng không nằm ngoài quy luật chung của thị trường. Kinh doanh chứng khoán luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nó luôn “đe doạ” tới hoạt động của không chỉ chủ thể KDCK mà còn tác động đến các chủ thể khác như các nhà đầu tư. Việc hiểu rõ những rủi ro trong KDCK là cơ sở giúp các nhà làm luật cũng như các chủ thể tham gia vào hoạt động KDCK tìm được giải pháp để hạn chế tối đa những rủi ro trên thị trường. Căn cứ vào mức độ tác động của rủi ro có thể chia thành rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống. Thứ nhất, căn cứ vào tính có hệ thống của thị trường chứng khoán nói chung, rủi ro trong kinh doanh chứng khoán có thể được phân thành “rủi ro có hệ thống” và “rủi ro phi hệ thống”: - Rủi ro hệ thống là rủi ro tác động đến toàn bộ hoặc hầu hết chứng khoán. Rủi ro hệ thống được chia thành ba loại: Rủi ro thị trường, Rủi ro lãi suất, Rủi ro sức mua. Rủi ro hệ thống là rủi ro tác động đến toàn bộ hoặc hầu hết các chứng khoán. Sự bấp bênh của môi trường kinh tế nói chung như sự sụt giảm GDP, biến động lãi suất, tốc độ lạm phát thay đổi... là những nhân tố của rủi ro hệ thống. Trong rủi ro hệ thống, trước hết phải kể đến rủi ro thị trường. Rủi ro thị trường xuất hiện do phản ứng của các NĐT đối với các hiện tượng trên thị trường. Những sự sụt giảm đầu tiên trên thị trường là nguyên nhân gây sợ hãi đối với các NĐT và họ sẽ cố gắng rút vốn, tạo phản ứng dây chuyền, khiến giá cả chứng khoán rơi xuống thấp so với giá trị cơ sở. Tiếp đến là rủi ro lãi suất, là trường hợp giá cả chứng khoán thay đổi do lãi suất thị trường dao động thất thường. Giữa lãi suất thị trường và giá cả chứng khoán có mối quan hệ tỷ lệ nghịch. Khi lãi suất thị trường tăng, NĐT có xu hướng bán chứng khoán để lấy tiền gửi vào ngân hàng dẫn đến giá chứng khoán giảm và ngược lại. Một nhân tố rủi ro hệ thống khác là rủi ro sức mua. Rủi ro sức mua là tác động của lạm phát tới các khoản đầu tư. Lợi tức thực tế của chứng khoán đem lại là kết quả của lợi tức danh nghĩa sau khi khấu trừ đi lạm phát. - Rủi ro phi hệ thống là phần rủ ro mà các chủ thể kinh doanh có thể loại bỏ được trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh. Rủi ro không hệ thống là rủi ro chỉ tác động đến một loại tài sản hoặc một nhóm tài sản, nghĩa là chỉ liên quan đến một loại chứng khoán cụ thể nào đó. Rủi ro không hệ thống bao gồm rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Trong quá trình kinh doanh, định mức thực tế không đạt được như kế hoạch gọi là rủi ro kinh doanh, chẳng hạn lợi nhuận trong năm tài chính thấp hơn mức dự kiến. Rủi ro kinh doanh được cấu thành bởi yếu tố bên ngoài và yếu tố nội tại của công ty. Rủi ro nội tại phát sinh trong quá trình công ty hoạt động. Rủi ro bên ngoài bao gồm những tác động nằm ngoài sự kiểm soát của công ty làm ảnh hưởng đến tình trạng hoạt động của công ty như chi phí tiền vay, thuế, chu kỳ kinh doanh... Rủi ro tài chính liên quan đến đòn bẩy tài chính, hay nói cách khác liên quan đến cơ cấu nợ của công ty. Sự xuất hiện các khoản nợ trong cấu trúc vốn sẽ tạo ra nghĩa vụ trả nợ trả lãi của công ty. Rủi ro tài chính có thể tránh được nếu công ty không vay nợ. Thứ hai, căn cứ vào các nghiệp vụ của hoạt động kinh doanh chứng khoán, rủi ro trong kinh doanh chứng khoán phân thành các loại: rủi ro mô giới chứng khoán, rủi ro trong bảo lãnh phát hành chứng khoán, rủi ro trong hoạt động tự doanh chứng khoán rủi ro trog vấn đề đầu tư chứng khoán, rủi ro trong lưu ký chứng khoán và rủi ro trong quản lý danh mục đầu tư chứng khoán. - Nếu căn cứ vào nguyên nhân dẫn đến rủi ro, có những rủi ro phát sinh từ nguyên nhân khách quan, có những rủi ro xảy ra do nguyên nhân chủ quan: Rủi ro nguyên nhân khách quan : là những rủi ro xảy ra ngoài tầm kiểm soát của các chủ thể kinh doanh chứng khoán. Rủi ro từ nguyên nhân khách quan là yếu tố khó có thể hạn chế được. Chẳng hạn như động đất, thiên tai, khủng hoảng kinh tế, chính trị… khi xảy ra thường ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động kinh doanh chứng khoán. Rủi ro từ nguyên nhân chủ quan : Là những rủi ro phát sinh do lỗi của các chủ thể tham gia vào hoạt động kinh doanh chứng khoán. Đó có thể là rủi ro về pháp lý xuất hiện do việc soạn thảo hợp đồng không phù hợp với các văn bản pháp luật hoặc tiến hành các hành vi kinh doanh vi phạm điều cấm của pháp luật, rủi ro xảy ra trong quá trình thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán do các chủ thể không thực hiện nghĩa vụ của mình. - Nếu căn cứ vào tình chất của rủi ro, có thể chia thành : rủi ro pháp lý; rủi ro đối tác dinh doanh, rủi ro thị trường, rủi ro tự hoạt đông: Rủi ro pháp lý : là những rủi ro xảy ra bởi các tranh chấp, kiện tụng giữa công ty chứng khoán với các hoạt đối tác trong quá trình giao dịch do sử dụng các tài liệu, văn bản không phù hợp với quy định của pháp luật và sở giao dịch… Rủi ro đối tác kinh doanh : là rủi ro phát sinh giữa các chủ thể KDCK với lại khách hàng, khách hàng có thể không đủ tiền hoặc chứng khoán khi đến hạn thanh toán hoặc giữa công ty chứng khoán với các đối tác khác do việc lưu ký và thanh toán giao dịch không hoàn thiện.. Rủi ro thị trường là rủi ro phát sinh khi có biến động và tính thanh khoản của chứng khoán trong giao dịch khiến khách hàng không thể bán hoặc mua một số lượng lớn chứng khoán trong thòi gian nhất định; hoặc công ty chứng khoán không thể thực hiện đợt bảo lãnh phát hành thành công nếu giá chứng khoán giảm sút ngay sau khi phát hành. Rủi ro tự hoạt đông : là những rủi ro xảy ra trong quá trình chủ thể KDCK thực hiện giao dịch, có thể do lỗi nhân viên hoặc hạn chế về tài chính của công ty, hoặc do trục trặc của hệ thống máy tính.

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP

  Địa chỉ VPGD: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân) 
  097 693 3335 - 043 222 2574 (24/7) 
  luathongthai@yahoo.com.vn

Mời bạn đánh giá bài viết này!
Đặt câu hỏi
Báo giá vụ việc
Đặt lịch hẹn
Có thể bạn quan tâm?
Thành lập cơ sở bán lẻ thuốc
11:26 | 12/10/2017
Cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ thuốc lá
11:23 | 12/10/2017
Điều kiện đối với bán lẻ thuốc
11:18 | 12/10/2017
Ủy thác xuất nhập khẩu hàng hóa
10:33 | 12/10/2017
Tư vấn thủ tục thực hiện các chương trình khuyến mại
10:08 | 12/10/2017
Mẫu đơn xin xác nhận địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể
08:41 | 12/10/2017
Đối với một số quận huyện, khi thành lập hộ kinh doanh cá thể có yêu cầu về Đơn xin xác nhận mở địa điểm kinh doanh.
Làm thế nào để đăng ký kinh doanh qua mạng.
07:54 | 25/09/2017
Câu hỏi bạn đọc: Tôi đang muốn thành lập một công ty thương mại chuyên buôn bán về hàng mỹ phẩm. Tôi nghe nói về việc thành lập công ty qua mạng điện tử, để làm được như vậy, tôi phải làm thế nào.
Thành lập công ty sản xuất bánh kẹo
04:25 | 23/09/2017
Bánh kẹo có lượng tiêu thụ hàng năm rất lớn vậy nên thành lập công ty sản xuất bánh kẹo có thể mang lại lợi nhuận cao cho chủ đầu tư.
Những điều cần làm sau khi được cấp chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
04:02 | 23/09/2017
Các doanh nghiệp cần lưu ý những việc cần phải làm sau khi thành lập doanh nghiệp để có một khởi đầu kinh doanh thuận lợi
Thành lập Công ty tư vấn thiết kế kiến trúc
03:12 | 23/09/2017
Ở nước ta, những năm gần đây nhà cửa được xây dựng và nâng cấp rất nhiều, các chung cư mới mọc lên, nhu cầu nhà ở của dân cư tăng cao. Đây là cơ hội lớn cho các cá nhâ, tổ chức có mong muốn hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, kiến trúc.
Tìm kiếm
VD: đơn ly hôn ly hôn đơn phương tư vấn luật tư vấn pháp luật đơn khởi kiện công ty luật luật sư tư vấn
ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
Trụ sở chính: 38-LK9, Tổng Cục 5, Tân Triều, Hà Nội (Cuối đường Chiến Thắng)
Địa chỉ chi nhánh: Số 26 Đoàn Thị Liên, phường Phú Lợi, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
PNV – Địa chỉ: VP6 Linh Đàm, Phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội
Email: luathongthai38@gmail.com/phongdoanhnghiep.hilap@gmail.com
Hotline: 0962.893.900 / 0912.762.891
Đơn vị liên kết:
- Viện Kinh tế Công nghệ Việt nam
- Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Xuất Nhập khẩu HILAP
Tin nhiều người đọc
ThS. LS Nguyễn Thị Hồng Liên - Nữ luật sư tài ba, nhiệt huyết
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định hiện hành
Một doanh nghiệp có thể thành lập tối đa bao nhiêu chi nhánh?
Thủ tục thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên theo quy định pháp luật hiện hành
Chuyển nhượng cổ phần lỗ có phải nộp thuế TNCN hay không?
NGHỊ ĐỊNH 70/2023/NĐ-CP THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI
Kinh doanh quán nhậu có phải đăng ký kinh doanh hay không?
Hướng dẫn doanh nghiệp hiệu đính thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Văn bản, giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật theo Nghị định 70/2023/NĐ-CP
[Mới] Vợ chồng có thể đồng thời là thành viên của Hội đồng thành viên trong Công ty TNHH 2TV trở lên?

Thống kê truy cập
Đang online : 138   Đã truy cập : 3,350,737
Điều kiện sử dụng thông tin | Bảo mật khách hàng
Copyright © HONG THAI INTERNATIONAL LAWFIRM AND PARTNERS 2014 - 2016. All rights reserved
Design and support by THANHNAM SOFTWARE