Khi
viết bảng ngành nghề kinh doanh, bắt buộc phải viết mã ngành nghề cấp 4 mà
không phải cấp 1,2,3? Chi tiết nội dung xin mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm
hiểu!

Căn cứ pháp lý:
Luật Doanh nghiệp
2020;
Luật đầu tư
2020;
Nghị định
01/2021 về Đăng ký doanh nghiệp;
Quyết định
27/2018/QĐ-TTg Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
Nội dung
1. Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam gồm 5 cấp
Căn cứ theo quy
định tại khoản 1, Điều 3 Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ban hành
Danh mục Hệ thống
ngành nghề kinh tế Việt Nam gồm 5 cấp:
- Ngành cấp 1: gồm
21 ngành được mã hoá theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U
- Ngành cấp 2: gồm
88 ngành, mỗi ngành được mã hoá bằng 2 số theo ngành cấp 1 tương ứng
- Ngành cấp 3: gồm
242 ngành, mỗi ngành được mã hoá bằng 3 số theo ngành cấp 2 tương ứng
- Ngành cấp 4: gồm
486 ngành, mỗi ngành được mã hoá bằng 4 số theo ngành cấp 3 tương ứng
- Ngành cấp 5: gồm
734 ngành, mỗi ngành được mã hoá bằng 5 số theo ngành cấp 4 tương ứng.
2. Khi viết bảng ngành nghề phải chọn mã
ngành nghề cấp 4
Căn cứ theo quy
định điều 7 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về việc ghi mã ngành, nghề kinh
doanh, cụ thể:
- Khi chọn mã
ngành để đăng ký, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn mã ngành kinh tế cấp 4 trong hệ thống
ngành kinh tế Việt Nam để ghi ngành, nghề trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
thông báo bổ sung; thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi
sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Ví dụ: Doanh
nghiệp có nhu cầu mở một nhà hàng phục vụ dịch vụ ăn uống, khi viết mã ngành
nghề phải chọn mã ngành kinh tế cấp 4, chẳng hạn:
+ 5610: Nhà hàng
và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động
+ 5621: Cung cấp
dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng.
Như vậy, nguyên
tắc khi viết mã ngành nghề kinh doanh là phải chọn mã ngành nghề cấp 4. Nếu
doanh nghiệp không thực hiện đúng việc ghi mã ngành nghề trong Giấy đề nghị
đăng ký doanh nghiệp, thì hồ sơ có thể bị các Cơ quan nhà nước trả về, yêu cầu
sửa đổi, bổ sung.
3. Trường hợp nào cần bổ sung mã ngành nghề
kinh tế cấp 5, diễn giải chi tiết?
Căn cứ theo quy
định tại khoản 6 Điều 7 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, cụ thể:
- Trường hợp
doanh nghiệp có nhu cầu ghi ngành nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp
4, doanh nghiệp có thể bổ sung mã ngành cấp 5 hoặc diễn giải chi tiết phù hợp với
quy định của pháp luật.
Có nghĩa là, ghi
chi tiết ngành, nghề đó dưới ngành cấp 4, nhưng phải đảm bảo ngành nghề kinh
doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp 4 đã chọn (trường hợp này,
ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp là ngành, nghề chi tiết mà doanh nghiệp
đã ghi)
Ví dụ: Doanh
nghiệp có nhu cầu bán dược phẩm và dụng cụ y tế, có thể viết mã ngành nghề kinh
doanh như sau:
+ 4649: Bán buôn
đồ dùng khác cho gia đình
Chi tiết: - Bán buôn dược phẩm và dụng cụ y
tế;
Cụ thể:
3.1. Với ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Thế nào là ngành nghề đầu tư, kinh doanh có
điều kiện?
Căn cứ theo quy
định tại khoản 1, điều 7 Luật đầu tư 2020 quy định về ngành nghề đầu tư kinh
doanh có điều kiện, theo đó:
- “Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là
ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó
phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự,
an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.
Để biết thêm về
những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, có thể tham khảo tại Phụ lục IV Luật
đầu tư 2020.
Như vậy, khi viết
mã ngành nghề kinh doanh, cần đối chiếu Phụ lục IV của Luật đầu tư để xem mã
ngành nghề đó có thuộc ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện hay không. Nếu
thuộc ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện, cần căn cứ quy định tại khoản
3, Điều 7 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định, cụ thể:
“Với những ngành
nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản pháp luật
khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo quy định tại các văn bản quy phạm
pháp luật đó”.
Ví dụ: Doanh
nghiệp có nhu cầu hoạt động kinh doanh bất động sản, có thể ghi mã ngành như
sau:
+ 6810: Kinh
doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi
thuê
Chi tiết: Kinh doanh bất động sản (Theo Luật
Kinh doanh bất động sản năm 2014)
3.2. Với những ngành nghề kinh doanh không
có trong Hệ thống ngành kinh tế
Theo khoản 4 điều
7 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về việc ghi mã ngành nghề kinh doanh không
có trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, cụ thể:
- Những ngành
nghề kinh doanh không được ghi nhận thành 1 ngành nghề cụ thể có trong hệ thống
ngành kinh tế Việt Nam, nhưng được quy định tại các văn bản pháp luật khác, thì
ghi theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
- Trong trường hợp
này, doanh nghiệp có thể chọn mã ngành cấp 4 liên quan đến ngành nghề mình kinh
doanh. Đồng thời, có thể ghi thêm mã ngành cấp 5 phù hợp rồi bổ sung thêm diễn
giải chi tiết bên dưới hoặc ghi trực tiếp chi tiết sau mã ngành cấp 4.
Ví dụ: Doanh
nghiệp có nhu cầu buôn bán nước hoa, mỹ phẩm, ghi mã ngành nghề kinh doanh như
sau:
+ 4649: Bán buôn
đồ dùng khác cho gia đình
Chi tiết: Bán buôn nước hoa, hàng mỹ phẩm và
chế phẩm vệ sinh.
3.3. Với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt
Nam và chưa được quy định tại các văn bản pháp luật khác?
Theo khoản 5 nghị
định 01/2021/NĐ-CP, quy định như sau:
- Đối với ngành
nghề kinh doanh không có trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và chưa được quy
định tại các văn bản khác thì Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận
ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu
không thuộc ngành nghề cấm đầu tư, kinh doanh.
Đồng thời, thông
báo cho Tổng cục thống kê - Bộ Kế hoạch và Đầu tư để bổ sung ngành, nghề kinh
doanh mới.
Tóm lại, với những
trường hợp cần bổ sung mã ngành kinh tế cấp 5 hay cần diễn giải chi tiết, thì doanh
nghiệp cần phải ghi vào và viết dưới mã ngành kinh tế cấp 4, để cơ quan nhà nước
(Bộ phận tiếp nhận hồ sơ) hiểu được loại hình kinh doanh mà doanh nghiệp đang
hướng đến và vì những ngành nghề được diễn giải chi tiết bên dưới chính là những
ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
QA.
Hy
vọng rằng qua bài viết bên trên, Quý khách hàng đã có cái nhìn toàn diện và giải
quyết được những vướng mắc của bạn. Công ty Luật Hồng Thái cung cấp dịch vụ
pháp lý để cùng đồng hành với những vấn đề pháp lý của Quý khách hàng. Nếu còn
bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư
chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài
tư vấn pháp luật 0962.893.900 hoặc Email: phonggiayphep.hilap@gmail.com.
Trụ sở chính:
LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng)
Địa chỉ chi
nhánh: VP6 - Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội
Bạn cũng có thể
tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật
sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật
sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp
lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch vụ tư vấn
nhân sự và quản lý lao động - 0988.587.987
- Dịch vụ pháp
lý lĩnh vực Doanh Nghiệp – 0962.893.900
- Dịch vụ Luật
sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335
Trân trọng cảm
ơn!