Cùng sự phát
triển của nền kinh tế, xã hội và sự chuyển hướng đầu tư của các doanh nghiệp nước
ngoài vào Việt Nam trong năm 2020 và 2021, thì số lượng các doanh nghiệp xuất
hiện ngày càng nhiều. Như vậy, một doanh nghiệp có những quyền nào theo quy định
của pháp luật (đặc biệt là từ ngày 01/01/2021, Luật Doanh nghiệp 2020 sẽ có hiệu
lực thi hành) ?
1. 1. Cơ sở pháp lý
:
Luật Hiến pháp 2013;
Khoản 10 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp
2020.
Doanh nghiệp là tổ chức có tên
riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập
theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
2. Các quyền của doanh nghiệp:
2.1. Quyền tự do kinh doanh
ngành, nghề mà luật không cấm của doanh nghiệp
Quyền tự do kinh doanh và hoạt động của
các thành phần kinh tế đã có sự thay đổi rất cơ bản từ Hiến pháp năm 1959, Hiến
pháp năm 1980 và đến Hiến pháp năm 1992 đã phát triển kinh tế nhiều thành
phần đã trở thành nguyên lý thể hiện rõ hơn.
Hiến pháp 2013 đã tiến đến việc khẳng định
các thành phần kinh tế bình đẳng với nhau trong hoạt động. Quyền tự do kinh
doanh đã có một bước tiến mới, cởi mở với nguyên tắc: “Mọi người có quyền tự do
kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” (Điều 33). Quy định
này hàm chứa hai ý quan trọng, đó là: mọi người có quyền tự do kinh doanh; và
giới hạn của quyền tự do đó là những gì luật cấm, nói khác đi, muốn cấm cái gì,
thì Nhà nước phải quy định bằng luật.
Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Luật Đầu tư
năm 2020 đã được xây dựng với cách tiếp cận về quyền tự do kinh doanh theo hướng
đơn giản hóa điều kiện, thủ tục cấp phép, dỡ bỏ hàng loạt hạn chế, bất cập của
quy định cũ, mở rộng các nhóm quyền tự quyết của doanh nghiệp. Một điểm nổi bật
là hướng tiếp cận mới liệt kê một số ngành nghề cấm kinh doanh, ngoài các ngành
nghề này, mọi chủ thể đều có quyền kinh doanh. Ngoài ra, đối với các ngành nghề
kinh doanh có điều kiện, thì cần phải thống kê rõ ràng, minh bạch trong cùng một
danh mục để các chủ thể biết để tuân thủ.
Tại Khoản 1 Điều 7 về quyền của doanh nghiệp
trong Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định rằng, doanh nghiệp được “tự do kinh
doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm”. Vậy luật cấm gì? Điều 6 của
Luật Đầu tư năm 2020 cấm đầu tư kinh doanh trong 8 ngành nghề sau: kinh doanh
ma túy; kinh doanh hóa chất, khoáng vật cấm; kinh doanh động, thực vật hoang
dã, nguy cấp, quý hiếm có nguồn gốc từ tự nhiên; kinh doanh mại dâm; mua, bán
người, mô, bộ phận cơ thể người, bào thai người; các hoạt động kinh doanh
liên quan đến sinh sản vô tính trên người; Kinh doanh pháo nổ; Kinh doanh dịch
vụ đòi nợ. Để làm rõ hơn giới hạn cấm này, trong phụ lục 1,2 và 3, Luật Đầu tư
năm 2020 còn liệt kê chi tiết danh mục chất ma túy, danh mục các loại hóa chất,
khoáng vật, danh mục mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy
sản. Trong lịch sử lập pháp Việt Nam, có lẽ đây là lần đầu tiên một văn bản
luật, nhưng lại có các phụ lục quy định chi tiết và tỉ mỉ như vậy.
2.2. Quyền Tự chủ kinh doanh và lựa chọn
hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức
kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh: (
Khoản 2 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020)
Giống với Luật Doanh nghiệp 2014 thì Luật 2020
đã có sự tiến bộ hơn những bộ luật cũ ở việc đăng ký kinh doanh không cần
ghi ngành nghề, hình thức kinh doanh, quy mô. Theo Điều 29 của Luật Doanh
nghiệp năm 2020, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ chỉ còn bốn nội dung:
Tên doanh nghiệp và Mã số doanh nghiệp; Địa chỉ trụ sở chính; Thông tin về người
đại diện theo pháp luật và thành viên công ty; Vốn điều lệ đối với công ty, vốn
đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân.
2.3. Quyền Lựa chọn hình thức, phương thức
huy động, phân bổ và sử dụng vốn:
Theo Khoản 3 Điều 7 Luật Doanh Nghiệp
2020 có thể hiểu rẳng một doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh có thể lựa chọn
các hình thức, phương thức huy động, phân bổ sử dụng vốn sau đây một cách tự do:
Góp vốn từ thời điểm thành lập;
Vay vốn từ ngân hàng;
Huy động vốn thông quá phát hành cổ phiếu;
Dùng lợi nhuận sau một thời gian kinh doanh để tái đầu tư;
Tương tự như các hình thức huy động, phân bổ vốn trên, doanh nghiệp
cũng có quyền lựa chọn các hình thức hợp pháp khác để huy động, phân bổ vốn
kinh doanh.
2.4. Quyền tự do tìm kiếm thị trường, khách
hàng và ký kết hợp đồng ( Khoản 4 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020)
Một doanh nghiệp cũng được quyền tìm kiếm khách
hàng và thị trường của mình bằng các phương thức phù hợp với tiềm năng, quy mô
kinh doanh và hợp pháp. Ví dụ như: Tìm kiếm khách hàng tiềm năng trên môi trường
Online cho doanh nghiệp nhỏ thông qua mạng xã hội (Facebook, Zalo, Tik Tok,…)
2.5. Quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu: (
Khoản 5 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020)
Xuất khẩu và nhập khẩu là hoạt động đưa hàng
hóa, dịch vụ ra ngoài biên giới. Quyền xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của doanh
nghiệp không chỉ đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp mà cũng góp phần đáng kể
vào sự phát triển kinh tế quốc gia.
2.6. Quyền tuyển dụng, thuê và sử dụng
lao động theo quy định của pháp luật về lao động ( Khoản 6 Điều 7 Luật Doanh
nghiệp 2020)
Tùy thuộc vào quy mô, nhu cầu và định hướng
phát triển của từng doanh nghiệp, mà các doanh nghiệp được Nhà nước và pháp luật
cho phép tự do thuê, tuyển dụng và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật,
cụ thể là Luật lao động 2019.
2.7. Quyền chủ động ứng dụng khoa học và
công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh; được bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ: ( khoản 7
Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020)
So với Luật Doanh nghiệp 2014 thì Luật 2020 đã
có bổ sung thêm việc các doanh nghiệp “ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo
quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ” điều này đã mang lại cho doanh nghiệp
càng thêm niềm tin và sự mạnh dạn để ứng dụng, nghiên cứu tạo ra các công nghệ
khoa học tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhưng không sợ việc xâm phạm
bản quyền hiện nay. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần lưu tâm đến việc đăng ký bảo hộ
các tài sản trí tuệ của mình.
2.8. Quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản
của doanh nghiệp : ( Khoản 8 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020)
Việc mỗi cá nhân có được quyền tự do định đoạt, sử dụng tài
sản cá nhân của mình một cách hợp pháp, thì các doanh nghiệp cũng có thể được
chiếm hữu, định đoạt, sử dụng một cách hợp pháp tài sản của doanh nghiệp đó.
2.9. Quyền từ chối yêu cầu của cơ quan, tổ
chức, cá nhân về cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật:( Khoản 9
Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020)
Khi các cơ quan nhà nước, tổ chúc, cá nhân đưa
ra những yêu cầu không đúng quy định pháp luật liên quan đến việc cung ứng nhân
lực, doanh nghiệp được quyền phản đối những yêu cầu này.
2.10. Quyền Khiếu nại, tham gia tố tụng theo
quy định của pháp luật: ( Khoản 10 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020)
Đây là quyền cho phép doanh nghiệp lên tiếng bảo
vệ những quyền và lợi ích hợp pháp khi những quyền của họ bị xâm phạm.
2.11. Quyền khác theo quy định của
pháp luật.
Ngoài 10 quyền cụ thể nêu trên, Luật Doanh nghiệp
2020 còn quy định doanh nghiệp có những quyền khác, tuy nhiên, những quyền khác
của doanh nghiệp là những quyền được pháp luật quy định.
Bích Hợp