Hotline: 0962.893.900
CÔNG TY LUẬT TNHH HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP (HILAP LAWFIRM)
DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP – TẬN TÂM * CHUYÊN NGHIỆP * UY TÍN
HOTLINE: 0962.893.900 - 0912.762.891

Trợ cấp thôi việc

(Số lần đọc 1379)

Bạn đang sắp kết thúc hợp đồng lao động, bạn không biết mình có thể được hưởng trợ cấp thôi việc hay không? Hãy để Hilap chia sẻ những vấn đề về trợ cấp thôi việc cho bạn hiểu

Trợ-cấp-thôi-việc-e1557223985106-800x500_c.png


Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trợ cấp thôi việc làm và được hướng dẫn chi tiết tại Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ 01/2/2021) với các ý chính sau:

1.     Định nghĩa

Trợ cấp thôi việc là khoản tiền mà khi hợp đồng lao động chấm dứt theo các trường hợp (i) dưới đây thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.

Các trường hợp (i) gồm có:

-         Hết hạn hợp đồng, trừ trường hợp phải gia hạn cho người lao động là thành viên Ban lãnh đạo tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hết hạn hợp đồng lao động.

-         Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

-         Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

-         Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do vì thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời gian bị cáo đã bị tạm giam và nếu họ không bị tạm giam về một tội phạm khác; tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

-         Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

-         Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

-         Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo đúng quy định pháp luật.

-         Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo đúng quy định pháp luật.

Như vậy, căn cứ theo các ý trên nếu bạn có thuộc 1 trong các trường hợp (i) và đã làm việc thường xuyên cho công ty, người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên, thì mỗi năm làm việc bạn được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, và bạn không thuộc hai trường hợp sau:

-         Trường hợp 1, đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

-         Trường hợp 2, người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.

2.     Mức trợ cấp

Mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, như sau:

Tiền trợ cấp thôi việc

=

1/2

x

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc

x

Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc

 

3.     Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc

Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

     Trong đó, Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm:

-         Thời gian người lao động đã trực tiếp làm việc;

-         Thời gian thử việc; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học;

-         Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

-         Thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

-         Thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương;

-         Thời gian ngừng việc không do lỗi của người lao động;

-         Thời gian nghỉ hằng tuần (Điều 111), nghỉ việc hưởng nguyên lương theo: nghỉ lễ, tết (Điều 112), nghỉ hàng năm (Điều 113), nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc (Điều 114), nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương (khoản 1 Điều 115);

-         Thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 176 Bộ Luật lao động 2019

-         Thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo Điều 128 của Bộ luật Lao động.

     Các trường hợp đặc biệt xác định tổng thời gian thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng (khoản 4 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP):

-         Trường hợp 1: Đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoặc doanh nghiệp cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước, khi chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động mà người lao động có thời gian làm việc ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước và chuyển đến làm việc tại doanh nghiệp đó trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 nhưng chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp một lần khi phục viên hoặc trợ cấp xuất ngũ, chuyển ngành thì người sử dụng lao động có trách nhiệm tính cả thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho mình và thời gian người lao động đã làm việc thực tế ở khu vực nhà nước trước đó.

Thời gian làm việc thực tế ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 gồm: thời gian làm việc thực tế ở cơ quan nhà nước; đơn vị sự nghiệp công lập; tổ chức chính trị; tổ chức chính trị - xã hội; đơn vị thuộc lực lượng vũ trang hưởng lương từ ngân sách nhà nước; thời gian làm việc ở doanh nghiệp nhà nước.

-         Trường hợp 2: Người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo nhiều hợp đồng lao động kế tiếp nhau theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của Bộ luật Lao động mà khi chấm dứt từng hợp đồng lao động chưa được chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm thì thời gian thực tế làm việc cho người sử dụng lao động là tổng thời gian làm việc theo các hợp đồng lao động trừ thời gian làm việc thực tế theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ do toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật hoặc công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm, hợp đồng lao động mà người lao động bị xử lý kỷ luật lao động sa thải, hợp đồng lao động mà người lao động đơn phương chấm dứt trái pháp luật (nếu có).

-         Trường hợp 3: Người lao động tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã theo phương án sử dụng lao động quy định tại khoản 1 Điều 44 của Bộ luật Lao động sau khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xác định thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động để tính trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm như sau:

+       Trường hợp hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật Lao động thì thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động được tính trả trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc thực tế theo các hợp đồng lao động cho người sử dụng lao động trước và sau khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.

+       Trường hợp hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật Lao động thì thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động được tính trả trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian làm việc thực tế theo các hợp đồng lao động cho người sử dụng lao động sau khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản. Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động được tính trả trợ cấp thôi việc là thời gian làm việc thực tế theo các hợp đồng lao động cho người sử dụng lao động trước khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.

+       Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc đối với cả thời gian người lao động làm việc tại khu vực nhà nước mà được tuyển dụng lần cuối trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 vào doanh nghiệp trước khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản theo quy định.

4.     Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc

Theo theo khoản 3 Điều 46 Bộ Luật Lao động 2019 đã được hướng dẫn chi tiết bởi khoản 5 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo HĐLĐ trước khi người lao động thôi việc.

Hơn nữa khoản 5 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP này để bảo đảm quyền lợi của người lao động đã bổ sung thêm tiền lương để tính trợ cấp thôi việc với trường hợp người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo nhiều hợp đồng lao động kế tiếp nhau theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của Bộ luật Lao động thì:

-         Là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng.

-         Nếu hợp đồng lao động cuối cùng bị tuyên vô hiệu vì có nội dung tiền lương thấp hơn mức tối thiểu vùng hoặc mức trong thỏa ước lao động tập thể, thì tiền lương tính trợ cấp sẽ do các bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu vùng hoặc mức lương theo thỏa ước lao động tập thể.

 Bích Hợp

200259434_277133860874731_2210048100562594941_n.jpg

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0962893900 hoặc Email:phonggiayphep.hilap@gmail.com

Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).

Địa chỉ PNV: VP6 - Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội

 


Mời bạn đánh giá bài viết này!
Đặt câu hỏi
Báo giá vụ việc
Đặt lịch hẹn
Có thể bạn quan tâm?
Nhân viên thử việc liệu có được hưởng tiền lương?
04:37 | 16/03/2024
Thử việc là gì? Thời gian thử việc là bao lâu? Người lao động được nhận tiền lương thử việc là bao nhiêu? Chi tiết nội dung xin mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
Khi giao kết HĐLĐ, người sử dụng lao động có được giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân của người lao động không?
03:52 | 08/12/2023
Hợp đồng lao động được hiểu như thế nào? NLĐ có thể được giao kết nhiều hợp đồng lao động không? Khi giao kết HĐLĐ thì có được giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân của NLĐ không? Chi tiết nội dung xin mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
Theo quy định hiện hành NLĐ sẽ bị thu hồi GPLĐ trong trường hợp nào?
08:46 | 05/12/2023
GPLĐ được hiểu là gì? NLĐ bị thu hồi GPLĐ trong trường hợp nào? Trình tự, thủ tục yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền Chi tiết nội dung xin mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
Chế độ, điều kiện hoạt động của hoà giải viên lao động
09:18 | 23/11/2023
Hoà giải viên lao động được hiểu là gì? Chế độ, điều kiện hoạt động của hoà giải viên lao động theo quy định của pháp luật hiện hành? Chi tiết nội dung xin mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
Bổ sung thêm trường hợp cấp lại giấy phép lao động, là trường hợp nào?
03:56 | 18/11/2023
Khi nào người lao động sẽ được cấp lại giấy phép lao động? Bổ sung thêm trường hợp cấp lại giấy phép lao động trong trường hợp nào. Chi tiết nội dung xin mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái cùng tìm hiểu!
Các nội dung cần có trong hợp đồng thử việc 2024
12:46 | 08/11/2023
Hợp đồng thử việc được hiểu như thế nào? Thời gian thử việc trong bao lâu? Các nội dung cần có trong hợp đồng thử việc gồm các nội dung gì? Chi tiết nội dung xin mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
Văn bản, giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật theo Nghị định 70/2023/NĐ-CP
02:59 | 01/11/2023
Nghị định 70/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam được ban hành và có hiệu lực từ ngày 18/09/2023. Theo đó, văn bản, giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ...
[Mới] Nghị định 70/2023/NĐ-CP quy định về thủ tục cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài
04:24 | 30/10/2023
Giấy phép lao động là gì? Trình tự, thủ tục để cấp giấy phép lao động sẽ gồm những giấy tờ gì? Thời hạn của GPLĐ là bao lâu? Chi tiết nội dung xin mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu?
Người lao động vi phạm hợp đồng đào tạo nghề phải bồi thường như thế nào?
04:33 | 19/10/2023
Người lao động ký hợp đồng đào tạo nghề khi nào? Vi phạm hợp đồng đào tạo nghề phải bồi thường khi nào? NSDLĐ có thể phạt vi phạm gấp nhiều lần? Chi tiết nội dung xin mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
[Mới] Thủ tục gia hạn giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài theo Nghị định 70/2023/NĐ-CP
04:26 | 16/10/2023
Giấy phép lao động được hiểu như thế nào? Điều kiện để được gia hạn giấy phép lao động trong là gì? Thủ tục gia hạn giấy phép lao động được quy định như thế nào? Chi tiết nội dung xin mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
Tìm kiếm
VD: đơn ly hôn ly hôn đơn phương tư vấn luật tư vấn pháp luật đơn khởi kiện công ty luật luật sư tư vấn
ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
Trụ sở chính: 38-LK9, Tổng Cục 5, Tân Triều, Hà Nội (Cuối đường Chiến Thắng)
Địa chỉ chi nhánh: Số 26 Đoàn Thị Liên, phường Phú Lợi, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
PNV – Địa chỉ: VP6 Linh Đàm, Phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội
Email: luathongthai38@gmail.com/phongdoanhnghiep.hilap@gmail.com
Hotline: 0962.893.900 / 0912.762.891
Đơn vị liên kết:
- Viện Kinh tế Công nghệ Việt nam
- Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Xuất Nhập khẩu HILAP
Tin nhiều người đọc
ThS. LS Nguyễn Thị Hồng Liên - Nữ luật sư tài ba, nhiệt huyết
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định hiện hành
Một doanh nghiệp có thể thành lập tối đa bao nhiêu chi nhánh?
Thủ tục thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên theo quy định pháp luật hiện hành
NGHỊ ĐỊNH 70/2023/NĐ-CP THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI
Chuyển nhượng cổ phần lỗ có phải nộp thuế TNCN hay không?
Kinh doanh quán nhậu có phải đăng ký kinh doanh hay không?
Hướng dẫn doanh nghiệp hiệu đính thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Văn bản, giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật theo Nghị định 70/2023/NĐ-CP
[Mới] Vợ chồng có thể đồng thời là thành viên của Hội đồng thành viên trong Công ty TNHH 2TV trở lên?

Thống kê truy cập
Đang online : 152   Đã truy cập : 3,354,889
Điều kiện sử dụng thông tin | Bảo mật khách hàng
Copyright © HONG THAI INTERNATIONAL LAWFIRM AND PARTNERS 2014 - 2016. All rights reserved
Design and support by THANHNAM SOFTWARE