Hotline: 0962.893.900
CÔNG TY LUẬT TNHH HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP (HILAP LAWFIRM)
DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP – TẬN TÂM * CHUYÊN NGHIỆP * UY TÍN
HOTLINE: 0962.893.900 - 0912.762.891

Bàn về chính sách mở trong việc sử dụng lao động là người khuyết tật

(Số lần đọc 6820)
Bộ Luật Lao động 2019 có hiệu lực nâng cao quyền và lợi ích cho người lao động đặc biệt là người khuyết tật được tôn trọng, có quyền chủ động tự quyết nhiều vấn đề. Cho phép sử dụng lao động là người khuyết tật làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm và làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là một trong những điểm mới đáng chú ý của Bộ luật mở rộng cơ hội việc làm cho người khuyết tật. Nhưng liệu có bất cập đối với tình trạng khiếm khuyết của người khuyết tật?
Mục lục bài viết [HIỆN]

Chính sách mở cho phép sử dụng lao động là người khuyết tật

Trước đây, Bộ Luật Lao động 2012 quy định nghiêm cấm hành vi sử dụng lao động là người khuyết tật làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm và các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm với mục đích bảo vệ sức khỏe, an toàn và tránh những tai nạn, rủi ro về sức khỏe, tính mạng cho người khuyết tật. Bởi lẽ, người khuyết tật trong lao động và làm việc sẽ bị hạn chế khả năng ứng biến với rủi ro và tất yếu luôn đối mặt với nguy cơ bị tai nạn cao hơn người bình thường. Do đó, Bộ Luật Lao động 2012 lường trước được nguy cơ và tạo điều kiện đảm bảo quyền lợi của người lao động  làm việc trong giới hạn khả năng phù hợp với sức khỏe, tình trạng cơ thể của mình để duy trì cong việc lâu dài và đạt năng suất. Tuy nhiên, qua nhiều năm thực thi trên thực tế, quy định về hành vi cấm sử dụng người lao động làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm bộc lộ sự cứng nhắc, tạo nên khoảng cách, hạn chế nhu cầu sử dụng lao động linh hoạt theo nhu cầu của người sử dụng lao động. Hơn thế, điều này vô hình chung hạn chế cơ hội việc làm của người khuyết tật.

viec_lam_nkt.jpg

Dịch vụ tư vấn pháp luật lao động cho doanh nghiệp - 0962893900

Để khắc phục tình trạng trên, Bộ Luật Lao động 2019 đã có bước đột phá mới, quy định mở trong việc sử dụng người lao động là người khuyết tật.

Thứ nhất, được sử dụng người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm nếu người lao động là người khuyết tật đồng ý.

Thực tế cho thấy rằng mối quan hệ lao động xuất phát từ nhu cầu và đồng thuận từ cả hai phía, mang tính chất hai bên cùng có lợi. Đối với người lao động là người khuyết tật, làm thêm giờ, có công việc tạo thu nhập, ổn định cuộc sống luôn là mong muốn của họ trong bối cảnh tình trạng thất nghiệp, nghèo đói ở người khuyết tật diễn ra thường xuyên. Đối với người lao động sẽ giảm đi gánh nặng về nhu cầu sử dụng lao động đặc biệt các công việc mang tính chất mùa vụ, gia công theo đơn hàng như may, dệt, đan lát, thủ công mỹ nghệ, giày da, hàng xuất khẩu,… cần huy động nguồn nhân công lớn. Các doanh nghiệp luôn đặt mục tiêu tối ưu hóa nguồn lực nhân công, sử dụng lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 các doanh nghiệp cần xoay chuyển linh hoạt, bứt tốc để đột phá, ổn định tình hình kinh doanh. Nhưng điều này trái với quy định cấm sử dụng lao động là người khuyết tật tại Bộ Luật lao động 2012, đối mặt với hình thức xử phạt vi phạm hành chính. Điều đó đặt ra yêu cầu buộc doanh nghiệp phải tuyển thêm lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm hoặt tuyển người lao động không khuyết tật nhằm đảm bảo tối ưu nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu khi cần thiết. Và vô hình chung khiến các doanh nghiệp có những yêu cầu phân biệt, bất bình đẳng với người khuyết tật trong tuyển dụng, bổ nhiệm, thu hẹp cơ hội việc làm cho người khuyết tật. Bởi vậy cho nên, Bộ Luật Lao động 2019 mở ra con đường mới, thay vì “cấm” đã “cho phép” được sử dụng người lao động là người khuyết tật làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong trường hợp người lao động là người khuyết tật đồng ý. Một mặt, vẫn đảm bảo mục đích chung là đảm bảo an toàn lao động, sức khỏe và sự ưu tiên cho người khuyết tật trong lao động, mặt khác đảm bảo quyền tự do, tự quyết về việc làm của người khyết tật. Người khuyết tật tự có thể quyết định cơ hội việc làm, thu nhập của bản thân khi cảm thấy đảm bảo yếu tố sức khỏe và khả năng làm việc.

Mặt khác ý chí tự nguyện, đồng ý của người lao động khi làm thêm giờ được ghi nhận, có thể ký thành văn bản riêng theo biểu mẫu số 01/PLIV Phụ lục IV Nghị định 145/2020/NĐ-CP và đảm bảo đầy đủ các nội dung: (i) Thời gian làm thêm; (ii) Địa điểm làm thêm; (iii) Công việc làm thêm. Điều này phù hợp với nguyên tắc thương lượng, bình đẳng, thỏa thuận và tôn trọng quyền và lợi ích của cả 2 bên trong mối quan hệ lao động. Đồng thời, quy định mới đã có sự rõ ràng để xác định yếu tố tự nguyện làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm của người khuyết tật.

Thứ hai, được sử dụng người lao động là người khuyết tật làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành nếu có sự đồng ý của người khuyết tật sau khi đã được người sử dụng lao động cung cấp đầy đủ thông tin về công việc đó. Quy định này tạo thêm cơ hội việc làm đối với người lao động là người khuyết tật, đáp ứng nhu cầu muốn có thêm thu nhập khi họ không có nhiều sự lựa chọn về công việc. 

Liệu có gặp bất cập khi áp dụng trên thực tế?

Chính sách mở, tạo cơ hội việc làm cho người khuyết tật được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm và làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm nhưng ngược lại sẽ có những khó khăn, bất cập khi áp dụng trên thực tế.

Nhưng chúng ta đều biết rằng, người khuyết tật có nhiều dạng khuyết tật khác nhau khiến họ hạn chế trong nghe, nói, đọc, viết đặc biệt là nhận thức. Vậy liệu người khuyết tật tiếp thu, nhận thức được đầy đủ về các thông tin công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay không? Quyết định đồng ý làm các công việc này có bị chi phối quá nhiều bởi nhu cầu kiếm thêm thu nhập, duy trì cuộc sống? Đó là những bất cập mà tin chắc rằng, nếu không được kiểm soát chặt chẽ sẽ ảnh hưởng lớn đến quyết định làm việc cũng như sự an toàn về sức khỏe, tính mạng, quyền bình đẳng của người khuyết tật mà lâu nay chúng ta gây dựng và bảo vệ.

Bộ Luật Lao động 2019 đã có những chính sách mở tạo cơ hội việc làm cho người khuyết tật cũng như ghi nhận mong muốn, ý chí của người khuyết tật trong quan hệ lao động. Dù vậy, khi áp dụng trên thực tế cần có những ràng buộc, quy định cụ thể hơn để đảm bảo quyền lợi của người khuyết tật không bị ảnh hưởng, thậm chí bị lợi dụng. Cụ thể:

- Hình thức cung cấp thông tin công việc đa dạng như văn bản chữ nổi, truyền thông, giải thích, mô tả công việc phù hợp với các dạng khuyết tật để người khuyết tật hiểu được cụ thể công việc, mức độ nguy hiểm, độc hại,...

- Xem xét ghi nhận sự thỏa thuận của người sử dụng lao động và người khuyết tật bắt buộc bằng văn bản nhằm đảm bảo tính an toàn cho các bên, hạn chế phát sinh tranh chấp. Trường hợp người khuyết tật bị hạn chế nhận thức thì cần có người đại diện nắm bắt thông tin công việc và giải thích cho người khuyết tật.

Ls_doanh_nghiep_1.jpg

CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0962893900 hoặc Email:phonggiayphep.hilap@gmail.com

Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).

Địa chỉ chi nhánh: VP6 - Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội

Phạm Vân

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn  của chúng tôi:

Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335

- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335

- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335

- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0982.033.335

Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335

- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335

Trân trọng cảm ơn!

Mời bạn đánh giá bài viết này!
Đặt câu hỏi
Báo giá vụ việc
Đặt lịch hẹn
Có thể bạn quan tâm?
Nhân viên thử việc liệu có được hưởng tiền lương?
04:37 | 16/03/2024
Thử việc là gì? Thời gian thử việc là bao lâu? Người lao động được nhận tiền lương thử việc là bao nhiêu? Chi tiết nội dung xin mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
Khi giao kết HĐLĐ, người sử dụng lao động có được giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân của người lao động không?
03:52 | 08/12/2023
Hợp đồng lao động được hiểu như thế nào? NLĐ có thể được giao kết nhiều hợp đồng lao động không? Khi giao kết HĐLĐ thì có được giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân của NLĐ không? Chi tiết nội dung xin mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
Theo quy định hiện hành NLĐ sẽ bị thu hồi GPLĐ trong trường hợp nào?
08:46 | 05/12/2023
GPLĐ được hiểu là gì? NLĐ bị thu hồi GPLĐ trong trường hợp nào? Trình tự, thủ tục yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền Chi tiết nội dung xin mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
Chế độ, điều kiện hoạt động của hoà giải viên lao động
09:18 | 23/11/2023
Hoà giải viên lao động được hiểu là gì? Chế độ, điều kiện hoạt động của hoà giải viên lao động theo quy định của pháp luật hiện hành? Chi tiết nội dung xin mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
Bổ sung thêm trường hợp cấp lại giấy phép lao động, là trường hợp nào?
03:56 | 18/11/2023
Khi nào người lao động sẽ được cấp lại giấy phép lao động? Bổ sung thêm trường hợp cấp lại giấy phép lao động trong trường hợp nào. Chi tiết nội dung xin mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái cùng tìm hiểu!
Các nội dung cần có trong hợp đồng thử việc 2024
12:46 | 08/11/2023
Hợp đồng thử việc được hiểu như thế nào? Thời gian thử việc trong bao lâu? Các nội dung cần có trong hợp đồng thử việc gồm các nội dung gì? Chi tiết nội dung xin mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
Văn bản, giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật theo Nghị định 70/2023/NĐ-CP
02:59 | 01/11/2023
Nghị định 70/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam được ban hành và có hiệu lực từ ngày 18/09/2023. Theo đó, văn bản, giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ...
[Mới] Nghị định 70/2023/NĐ-CP quy định về thủ tục cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài
04:24 | 30/10/2023
Giấy phép lao động là gì? Trình tự, thủ tục để cấp giấy phép lao động sẽ gồm những giấy tờ gì? Thời hạn của GPLĐ là bao lâu? Chi tiết nội dung xin mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu?
Người lao động vi phạm hợp đồng đào tạo nghề phải bồi thường như thế nào?
04:33 | 19/10/2023
Người lao động ký hợp đồng đào tạo nghề khi nào? Vi phạm hợp đồng đào tạo nghề phải bồi thường khi nào? NSDLĐ có thể phạt vi phạm gấp nhiều lần? Chi tiết nội dung xin mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
[Mới] Thủ tục gia hạn giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài theo Nghị định 70/2023/NĐ-CP
04:26 | 16/10/2023
Giấy phép lao động được hiểu như thế nào? Điều kiện để được gia hạn giấy phép lao động trong là gì? Thủ tục gia hạn giấy phép lao động được quy định như thế nào? Chi tiết nội dung xin mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
Tìm kiếm
VD: đơn ly hôn ly hôn đơn phương tư vấn luật tư vấn pháp luật đơn khởi kiện công ty luật luật sư tư vấn
ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
Trụ sở chính: 38-LK9, Tổng Cục 5, Tân Triều, Hà Nội (Cuối đường Chiến Thắng)
Địa chỉ chi nhánh: Số 26 Đoàn Thị Liên, phường Phú Lợi, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
PNV – Địa chỉ: VP6 Linh Đàm, Phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội
Email: luathongthai38@gmail.com/phongdoanhnghiep.hilap@gmail.com
Hotline: 0962.893.900 / 0912.762.891
Đơn vị liên kết:
- Viện Kinh tế Công nghệ Việt nam
- Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Xuất Nhập khẩu HILAP
Tin nhiều người đọc
ThS. LS Nguyễn Thị Hồng Liên - Nữ luật sư tài ba, nhiệt huyết
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định hiện hành
Một doanh nghiệp có thể thành lập tối đa bao nhiêu chi nhánh?
Thủ tục thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên theo quy định pháp luật hiện hành
Chuyển nhượng cổ phần lỗ có phải nộp thuế TNCN hay không?
NGHỊ ĐỊNH 70/2023/NĐ-CP THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI
Kinh doanh quán nhậu có phải đăng ký kinh doanh hay không?
Hướng dẫn doanh nghiệp hiệu đính thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Văn bản, giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật theo Nghị định 70/2023/NĐ-CP
[Mới] Vợ chồng có thể đồng thời là thành viên của Hội đồng thành viên trong Công ty TNHH 2TV trở lên?

Thống kê truy cập
Đang online : 146   Đã truy cập : 3,355,634
Điều kiện sử dụng thông tin | Bảo mật khách hàng
Copyright © HONG THAI INTERNATIONAL LAWFIRM AND PARTNERS 2014 - 2016. All rights reserved
Design and support by THANHNAM SOFTWARE