Thứ
nhất,
Việt Nam đã tiến hành bảo hộ công dân nhanh chóng, kịp
thời, hiệu quả, đảm bảo được quyền và lợi ích của công dân Việt Nam ở nước
ngoài.
Trong thời gian qua, Bộ Ngoại giao tiếp tục phối hợp Bộ, ngành
liên quan trong nước, với CQĐD VN ở nước ngoài giải quyết nhiều vụ việc khác
liên quan đến người lao động như: nợ tiền lương; mất việc, bị tai nạn, bị chết
trong khi làm việc… nhanh chóng xử lý hiệu quả, đưa người lao động an toàn về
nước:
Trong vụ khủng hoảng ở Thái Lan năm 2009, khi phe biểu tình áo đỏ
chiếm sân bay quốc tế làm trì trệ tất cả các chuyến bay, gần 1000 hành khách Việt
Nam không thể về nước theo dự kiến; Bộ ngoại giao đã nhanh chóng chỉ đạo Đại sứ
quán Việt Nam tại Bangkok thuê một số chuyến xe buýt lớn loại 46 chỗ, ưu tiên
những hành khách là người già, phụ nữ và trẻ em, những người ốm đau, hay như
khi thảm họa động đất, sóng thần xảy ra tại Nhật Bản ngày 11/03/2011, Việt Nam
đã nhanh chóng tiến hành công tác bảo hộ công dân; sau khi nghe lãnh đạo Bộ ngoại
giao và Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản trực tiếp báo cáo về tình hình sau thảm
họa động đất, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật
Bản phối hợp với các đơn vị liên quan của Việt Nam và các cơ quan của Nhật Bản
khẩn trương tập trung sơ tán công dân Việt Nam ra khỏi vùng bị ảnh hưởng nặng nề
bởi động đất và sóng thần; và một số vụ việc khác tiến hành bảo hộ như 69 lao động
nữ VN tại Malaysia; 40 lao động ở Ekaterinburg (Nga)...
Thứ hai, Việt Nam tiến
hành các hoạt động bảo hộ công dân không những nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của
công dân Việt Nam tại nước ngoài mà còn có những chính sách nhằm tạo điều kiện
cho công dân Việt Nam ở nước ngoài gắn bó với quê hương, đất nước như theo tinh
thần định hướng của Nghị quyết 36/NQ-TW
của Bộ chính trị: "Tạo điều kiện thuận lợi để người Việt Nam ở nước ngoài
về thăm quê hương, thân nhân, thờ cúng tổ tiên […].Giải quyết thuận lợi, nhanh
chóng thủ tục cho người Việt Nam ở nước ngoài hồi hương hoặc về làm ăn, sinh
sống có thời hạn ở trong nước…"
Tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6248
Thứ ba, về một số hạn chế, theo số liệu thống kê
của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, hiện có khoảng 6 triệu
người Việt Nam định cư ở các nước và vùng lãnh thổ, gia tăng và đa dạng về thành phần, lại có phần yếu
thế hơn so với các lao động nước ngoài đã đặt ra những vấn đề khó khăn, phức tạp
cho công tác bảo hộ công dân. Qua thực tiễn, Bộ Ngoại giao nhận thấy, đối với
người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân hoặc những người
tự ý bỏ hợp đồng, ở lại nước ngoài làm việc trái phép, những người bị lừa đảo
xuất khẩu lao động sống lang thang ở nước ngoài, phụ nữ bị lừa bán ra nước
ngoài, đang là vấn đề nan giải đối với công tác này. Do họ không đăng ký công
dân với Cơ quan đại diện, không ai quản lý, nên khi có tai nạn, rủi ro xảy ra với
những đối tượng này, chưa thể khẳng định họ có phải là công dân Việt Nam hay
không để tiến hành bảo hộ, giúp đỡ. Để có thể giúp đỡ, bảo hộ cho họ, Cơ quan đại
diện cần có một thời gian nhất định để tiến hành xác minh kể từ khi nhận được
thông tin.
Thứ tư, một số giải pháp hoàn thiện các quy định pháp
luật Việt Nam về bảo hộ công dân: hệ thống hóa những quy định về bảo hộ công
dân trong một văn bản pháp luật riêng, quy định cụ thể về các điều kiện bảo hộ
công dân, thẩm quyền các cơ quan bảo hộ công dân và các biện pháp bảo hộ công
dân; thành lập các Phòng bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài; kiểm
soát các thông tin về bảo hộ công dân, tránh tình trạng những thông tin đưa ra
không chính xác, gây rối loạn, làm sai lệch ý nghĩa của hoạt động này; xây dựng
nguồn vốn ổn định cho hoạt động của Quỹ bảo hộ công dân bởi hiện tại Ngân sách
Nhà nước hỗ trợ chỉ có hạn, các nguồn ủng hộ chưa ổn định, vì vậy nguồn vốn ổn
định thì hoạt động bảo hộ công dân sẽ hiệu quả hơn; bồi dưỡng, nâng cao năng lực,
nhận thức của các cán bộ trực tiếp thực hiện hoạt động bảo hộ công dân
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Để có ý kiến tư vấn cụ thể và chính xác hơn, quý khách vui lòng liên hệ với các luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật
19006248 để được tư vấn pháp luật miễn phí.
Địa chỉ: LK 9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)
Có thể bạn quan tâm:
THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP QUẢNG CÁO THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
09:46 | 23/08/2024
Doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức
năng và muốn phổ biến rộng rãi đến người tiêu dùng, cách nhanh nhất là quảng
cáo. Tuy nhiên việc quảng cáo thực phẩm chức năng cần phải được cấp Giấy phép
quảng cáo. Hồ sơ xin xác nhận nội dung quảng cáo gồm những gì? Xin mời các bạn
tìm...
|
Những trường hợp chuyển đổi phần vốn góp trong Cty TNHH
10:04 | 07/08/2024
Chuyển nhượng phần vốn góp Công ty TNHH 2 thành viên sẽ có những trường hợp nào? Thành viên công ty TNHH 2 thành viên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác.
|
Hướng dẫn thủ tục đăng ký mẫu con dấu của doanh nghiệp
11:04 | 06/08/2024
Sau khi thành lập doanh nghiệp, các chủ sở hữu có trách nhiệm cần phải tiếp tục
thực hiện các thủ tục pháp lí như khai thuế, lệ phí,… và đặc biệt không thể
không kể tới vấn đề đăng ký mẫu dấu.
Vậy, thủ tục
đăng ký mẫu dấu được pháp luật quy định như thế nào?
Trong...
|
Doanh nghiệp bắt buộc kê khai thông tin số điện thoại và email khi đăng ký doanh nghiệp
04:30 | 23/11/2023
Ngày 16/11/2023, Phòng
DKKD – Sở KHĐT TP. Hà Nội ban hành thông báo số 898/TB-ĐKKD về việc kê khai
thông tin địa chỉ email khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
|
Hướng dẫn doanh nghiệp hiệu đính thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
09:58 | 06/11/2023
Khi phát hiện ra thông tin
trên GCN đăng ký doanh nghiệp chưa chính xác, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục
như thế nào để đính chính thông tin?
|
Mới nhất: Doanh nghiệp chậm kê khai thuế GTGT bị phạt như thế nào?
05:31 | 27/10/2023
Việc chậm nộp thuế ở các
công ty thường xảy ra. Để hạn chế và xử phạt những trường hợp này xảy ra, pháp
luật nước ta đã có những quy định cụ thể.
|
[Mới] Vợ chồng có thể đồng thời là thành viên của Hội đồng thành viên trong Công ty TNHH 2TV trở lên?
05:12 | 04/10/2023
Câu hỏi: Tôi hiện đang là
thành viên Hội đồng thành viên của công ty TNHH 2 thành viên. Vậy chồng tôi có
được là thành viên của Hội đồng thành viên công ty tôi hay không?
|
Có bắt buộc đóng dấu công ty khi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp?
09:46 | 23/09/2023
Pháp luật quy định khi
thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp có cần phải đóng dấu không?
|
Có thể yêu cầu cung cấp thông tin của doanh nghiệp khác?
03:28 | 18/09/2023
Câu hỏi: Tôi có thể xin
thông tin đăng ký doanh nghiệp của đối tác hay không? Việc cung cấp thông tin
đăng ký doanh nghiệp có mất phí gì hay không?
|
Công văn 7498/BKHĐT-ĐKKD đính chính Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hộ kinh doanh
02:09 | 16/09/2023
Mẫu Phụ lục III-7 về Giấy
đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hộ kinh doanh trong hệ thống thông
tin về đăng ký hộ kinh doanh tại Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT ban hành ngày
18/4/2023, sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn
về đăng ký kinh doanh đã được...
|